TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Tác động của giá hàng hóa thế giới lên thị trường Việt Nam

Tác động của giá hàng hóa thế giới lên thị trường Việt Nam

Tăng, tăng và tăng, điệp khúc này xảy ra hầu như cho giá cả của mọi hàng hóa, nguyên liệu công nghiệp và ở khắp các thị trường trên thế giới trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, bảng giá hàng hóa thế giới đã bị sắc đỏ áp đảo trong tuần vừa rồi, liệu có phải “siêu chu kỳ tăng giá” này đã kết thúc?

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 17/05/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tác động của giá hàng hóa thế giới lên thị trường Việt Nam

Đà tăng giá hàng hóa thế giới từ đầu năm 2021 đến nay có phần giống với thời điểm năm 2008 bởi kỳ vọng phục hồi kinh tế mạnh sau khủng hoảng và chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng mạnh mẽ, khiến chúng ta lo ngại về lạm phát tăng mạnh. Trên thực tế, lạm phát Việt Nam đã tăng mạnh vào thời điểm xuất hiện cú sốc hàng hóa (chỉ số CPI tăng 19,89% năm 2008 và 18,13% năm 2011 bên cạnh nguyên nhân cung tiền tăng mạnh).

Thực tế lần này, theo WB, từ đầu năm đến hết tháng 4/2021, giá năng lượng (dầu thô và than đá) toàn cầu tăng 30% so với đầu năm, giá hàng hóa khác (phi năng lượng) tăng 16%, trong đó giá lương thực tăng 16%, giá phân bón tăng 24% và giá kim loại, khoáng chất tăng 25%…

Với tư cách là một nước nhập khẩu khá nhiều, việc tăng giá những mặt hàng này (trừ lương thực) có tác động khá nhiều lên mặt bằng giá cả nói riêng và lạm phát nói chung trong ngắn hạn. Chỉ số CPI tháng 4 dù giảm nhẹ (0,04%) so với tháng 3, nhưng đã tăng 1,27% so với đầu năm và tăng 2,7% so với tháng 4/2020.

Lý do chính của chỉ số CPI này chưa tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm, theo Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, chủ yếu do sức cầu còn yếu (dù tăng 10% nhưng cơ bản là do so với mức tăng trưởng âm -2,8% của 4 tháng đầu năm 2020) và yếu tố vòng quay tiền như phân tích dưới đây.

Trong bối cảnh đó, xét về yếu tố lạm phát do tiền tệ, lạm phát cơ bản tháng 4/2021 tăng nhẹ 0,07% so với tháng trước và chỉ tăng 0,95% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả 4 tháng, lạm phát cơ bản bình quân chỉ tăng 0,74% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, ta thấy rõ là lạm phát do yếu tố giá cả là chủ yếu, còn do yếu tố tiền tệ là khá khiêm tốn, ít nhất là tính đến thời điểm hiện nay.

Theo tính toán cụ thể của nhóm tác giả để đánh giá tác động của giá cả hàng hóa thế giới với Việt Nam, giá dầu tăng 25-30% sẽ làm CPI chung cả năm tăng 0,42-0,61 điểm %. Tuy nhiên, giá nguyên nhiên liệu đầu vào (sắt thép, nhôm, đồng, kẽm) lại có độ co giãn thấp hơn với giá hàng hóa nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng của Việt Nam; nếu giá những nguyên nhiên liệu này tăng 20-25% thì sẽ làm CPI chung tăng nhẹ 0,02-0,03 điểm%.

Tuy nhiên, giá hàng hóa thế giới (giá dầu và kể cả một số nguyên nhiên liệu đầu vào) sau giai đoạn tăng mạnh đầu năm lại đang có xu hướng chững lại do sự phục hồi kinh tế toàn cầu chưa thực sự vững chắc, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong khi việc phân phối, tiêm vaccine còn có vấn đề; giá nhóm giao thông, vận tải du lịch (nhóm chịu tác động lớn, trực tiếp của việc tăng giá dầu) cũng đã tăng vừa qua, song các nhóm này chưa thể tăng mạnh như giai đoạn trước dịch, nhất là dịch bệnh khiến quá trình phục hồi của nhóm ngành vận tải, du lịch bị đứt quãng khá nhiều.

Trích từ bài viết của TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.

Theo dõi thêm về các tin tức về thị trường hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời