Sắc xanh vẫn chiếm đa số trên bảng giá các mặt hàng nông sản khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/02. Trong đó, lúa mỳ là mặt hàng có biến động mạnh nhất, ngô và đậu tương chưa tăng mạnh được như kỳ vọng do thiếu sự hỗ trợ của các đơn hàng mới.
[Có thể bạn nên đọc]
> Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?
> Thay đổi mức ký quỹ giao dịch mặt hàng Đồng từ ngày 22/02/2021
> 4 Loại lệnh quan trọng trong hàng hóa phái sinh
Lúa mỳ là mặt hàng có mức biến động mạnh nhất trong nhóm nông sản ngày hôm qua. Hợp đồng lúa mỳ kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 2,04% lên 664 cents/bushel. Lo ngại về chất lượng của cây lúa mỳ tại vùng đồng bằng phía nam tiếp tục hỗ trợ cho đà tăng giá, mặc dù thời tiết đã trở nên ấm hơn. Cộng với đó, các chính sách thuế xuất khẩu của Nga đang khiến các nước nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia khác, trong đó có Mỹ.
Diễn biến lúa mỳ kỳ hạn tháng 3/2021. Nguồn: Tradingview.
Bộ Nông nghiệp Argentina vừa nâng dự báo sản lượng lúa mỳ niên vụ 2020/21 so với báo cáo trước đó, trong khi thời tiết tại Mỹ dự báo ấm hơn trong thời gian tới sẽ xóa đi lo ngại về hoạt động xuất khẩu tại Vịnh Mexico.
Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 1,5% lên mức 551 cents/bushel, tiến độ gieo trồng ngô vụ 2 tại Brazil đang chậm hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái do trì hoãn thu hoạch đậu tương là thông tin hỗ trợ giá trong ngày hôm qua.
Diễn biến hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 3/2021. Nguồn: Tradingview.
Việc thiếu đi các đơn hàng ngô mới từ thị trường Trung Quốc đã khiến giá chưa thể vượt qua vùng này và bứt phá hơn. Trong báo cáo Export Inspections cho thấy, số liệu giao hàng ngô Mỹ giảm nhẹ so với tuần trước. Mặt khác, Ủy ban Dự tính Nông nghiệp Nam Phi (CEC) cũng vừa tăng dự báo sản lượng ngô niên vụ 2020/21 thêm 10%.
Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 3/2021 tăng nhẹ 0,5% lên mức 1,383.75 cents/bushel. Tại Argentina, hoạt động tại các nhà máy ép dầu đang được phục hồi. Ép dầu đậu tương tháng 1 cảu nước này đạt mức cao nhất trong 5 tháng, nhằm giải quyết các đơn hàng tồn đọng do các cuộc đình công kéo dài vào cuối năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ đậu tương có khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới và là yếu tố hỗ trợ cho giá.
Diễn biến hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 3/2021. Nguồn: Tradingview.
Bên cạnh đó, việc trì hoãn thu hoạch đậu tương tại Brazil khiến các nước quay sang nhập khẩu đậu tương Mỹ cũng là yếu tố hỗ trợ cho giá đậu tương CBOT trong trung hạn.
Tuy nhiên, báo cáo giao hàng đậu tương của USDA tiếp tục giảm so với tuần trước đó, việc không có các đơn hàng mới cộng với sự suy yếu của đồng Real so với đồng Dollar đã tạo áp lực khiến giá không thể tăng mạnh.
Dầu đậu tương tăng nhẹ 0,7% lên 47,9 cents/pound, trong khi khô đậu tương có diễn biến trái chiều giảm 0,3% còn 423,1 USD/tấn.
Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.