TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá hàng hóa giảm khi chi tiêu giảm do hệ quả của đại dịch

Giá hàng hóa giảm do chi tiêu giảm bởi đại dịch

Đại dịch làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, kéo giá hàng loạt hàng hóa giảm.

[Có thể bạn nên đọc]

Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?

Thay đổi mức ký quỹ giao dịch một số mặt hàng nông sản từ ngày 27/01/2021

5 lời khuyên bổ ích dành cho các trader mới

Giá hàng hóa giảm do chi tiêu giảm bởi đại dịch
Xăng tăng, dầu thô và khí tự nhiên suy giảm

Giá dầu giảm khi thị trường chuyển tập trung sang mối lo ngại về việc trì hoãn triển khai vaccine và hạn chế du lịch có thể khiến nhu cầu suy giảm hơn, so với tác động của đồng USD suy yếu và tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/01, dầu WTI giảm 0,96% xuống 52,34 USD/thùng, mặc dù đã có lúc tăng mạnh gần 1,5% nhưng giá đã quay đầu giảm khi tiến đến vùng kháng cự mạnh ở 53,5.

Dầu Brent giảm 0,5% xuống 55,53 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent kỳ hạn tháng 3/2021 hết hiệu lực vào ngày 29/01/2021, mức cộng giá dầu Brent so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2021 đạt cao nhất kể từ tháng 2/2020.

Tin tức về việc Pfizer và AstraZeneca hoãn giao hàng đến Châu Âu làm chậm việc triển khai vaccine đã khiến EU yêu cầu việc triển khai vaccine chặt chẽ hơn đã đè nặng lên giá, bất chấp báo cáo tồn kho giảm mạnh gần 10 triệu thùng trong tuần trước.

Giá khí tự nhiên tại Mỹ suy yếu do tồn trữ giảm ít hơn so với dự kiến và dự báo nhu cầu trong 2 tuần tới giảm nhẹ. Hợp đồng khí gas tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 1,41% xuống 2,664 USD/MMBtu.

Tồn trữ khí tự nhiên trong tuần trước giảm xuống 2,881 nghìn tỉ feet khối (tcf), tăng 9,3% so với mức trung bình 5 năm (2,637 tcf) cùng thời điểm này trong năm trước đó.

Giá xăng bất ngờ diễn biến trái chiều với giá dầu thô nhờ đồng USD suy yếu khi chỉ số Dollar Index giảm 0,21% xuống 90,46 điểm. Hợp đồng xăng RBOB kỳ hạn tháng 2/2021 tăng 0,37% lên mức 1,5829 USD/gallon.

Ngô duy trì mức tăng trong khi đậu tương, khô đậu và lúa mỳ giảm mạnh

Bất chấp nhu cầu ngô trên thị trường ở mức cao, đặc biệt là Trung Quốc, giá ngô chỉ tăng nhẹ 0,09% khi đóng cửa phiên ở mức 534,5 cents/bushel. Thông tin về đơn hàng xuất khẩu gần 2 triệu tấn ngô Mỹ sang Trung Quốc và một nước giấu tên là yếu tố quan trọng hỗ trợ duy trì giá.

Mặt khác, số liệu trong báo cáo Export Sales của USDA cũng cho thấy bán hàng ngô đạt 1,85 triệu tấn trong tuần kết thúc ngày 21/01, cho thấy tín hiệu tích cực so với tuần trước đó.

Hợp đồng đậu tương giảm mạnh 1,56% về mức 1353,25 cents/bushel, sau khi đã tăng mạnh 3 phiên liên tiếp trước đó. Áp lực chốt lời cùng với những số liệu bán hàng không mấy khả quan đã gây áp lực mạnh lên giá. Theo báo cáo Export Sales của USDA, bán hàng đậu tương niên vụ 2021/21 trong tuần trước chỉ đạt chưa tới 500,000 tấn, mức giảm xấp xỉ 75% so với tuần trước đó.

Khô đậu tương cũng giảm mạnh 2,18% xuống còn 427,1 USD/tấn do ảnh hưởng từ đà giảm của đậu tương và số liệu bán hàng cũng không mấy tích cực. Trong khi đó, diễn biến trái chiều với khô đậu, dầu đậu tương lại tăng nhẹ 0,29% lên 44,65 cents/pound.

Giá lúa mỳ giảm 1,71% xuống còn 647,00 cents/bushel. Tuyết rơi tại vùng gieo trồng lúa mỳ chính ở Mỹ kể từ đầu tuần đã cung cấp một lượng độ ẩm quan trọng cho đất gieo trồng trong khu vực, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và gây áp lực lên giá.

Bán hàng lúa mỳ trong tuần kết thúc ngày 21/01 đạt 596,500 tấn, con số nằm trong khoảng dự đoán của thị trường.

Bạc tăng trái chiều với bạch kim, quặng sắt giảm mạnh ngược với giá đồng

Giá bạc được hỗ trợ nhờ doanh số bán nhà mới của Hoa Kỳ tăng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/01, hợp đồng bạc kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 2,1% lên mức 25,922 USD/ounce. Đợt tăng giá mạnh nhất trong phiên diễn ra sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu thất nghiệp. Theo đó, số lượng người thất nghiệp Mỹ giảm xuống 847,000 người, thấp hơn dự báo ở mức 875,000. 

Việc phong tỏa trên toàn cầu gây ra lo ngại về tăng trưởng kinh tế nên cũng đã làm tăng nhu cầu đối với các tài sản rủi ro. Tuy nhiên, ngược chiều với giá kim loại quý như bạc hay vàng, bạch kim giảm 0,61% về mức 1072,4 USD/ounce.

Giá đồng tăng nhẹ 0,58% lên 3,5780 USD/ tấn do USD giảm, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.  Ngoài ra, đồng được hỗ trợ bởi tồn trữ đồng tại London chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020 (76.350 tấn). Đồng thời, tồn trữ đồng tại Thượng Hải chạm mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Giá quặng sắt giảm rất mạnh 5,59% về mức 153,9 USD/tấn do lượng hàng tồn kho tăng trong khi nhu cầu của Trung Quốc trước kỳ nghỉ lễ ở mức thấp.

Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc cho biết, nhập khẩu thép của nước này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 và khuyến khích mua sản phẩm thép sơ chế, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của việc sản xuất ít thép thô trong năm nay mà chính phủ đã kêu gọi. Hiệp hội cũng đề nghị chính phủ cải thiện các chính sách có liên quan, để giảm bớt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất thép như quặng sắt.

Các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, ngoài trừ cacao

Giá cao su tại Nhật Bản giảm bởi lo ngại về nhu cầu tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – suy yếu, khi Bắc Kinh tăng cường các hạn chế nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan và lo ngại về sự chậm trễ trong việc phân phối vắc xin toàn cầu. Hợp đồng cao su RSS3 giảm 0,56% xuống 230,5 JPY/kg.

Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 1,2% xuống 124,00 cents/lb. 

Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE US giảm 1,33% xuống 15,59 cents/lb. Giới quan sát cho biết, tâm lý “bullish” của giá đường gần như đã hoàn toàn tan biến, sau khi giá mặt hàng này leo lên mức cao nhất trong vòng 3,5 năm hồi đầu tháng 1 năm nay.

Bông giảm phiên thứ 3 liên tiếp, mức giảm 1,13% còn 79,93 cents/pound, mức thấp nhất trong vòng 2 tuần. Lực bán được duy trì suốt từ đầu phiên do tâm lý chốt lời của các nhà đầu tư chiếm ưu thế.

Cacao bất ngờ tăng nhẹ 0,24% lên mức 2510 USD/tấn do ảnh hưởng bởi cuộc đình công của nông dân trồng cacao tại Bờ Biển Ngà.

Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời