Giá các mặt hàng nông sản trên sàn CBOT đồng loạt tăng mạnh sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) phát hành Báo cáo Cung – cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 11.
Đậu tương đạt mức cao nhất 4 năm
Giá đậu tương trên sàn CBOT đóng cửa tăng mạnh hơn 3%, đang duy trì ở mức cao nhất trong 4 năm. Giá bật lên từ vùng hỗ trợ 1100 và có thể đà tăng sẽ kéo dài trong vài ngày tới trong bối cảnh thời tiết bất lợi tại Nam Mỹ và nguồn cung đậu tương ngắn hạn vẫn eo hẹp trên toàn cầu.
Báo cáo tồn kho cuối vụ đậu tương Mỹ giảm dự báo xuống còn 190 triệu giạ, giảm 100 triệu so với mức báo cáo tháng 10 do năng suất thu hoạch thấp hơn kỳ vọng. Đây là mức tồn kho thấp nhất trong các báo cáo của WASDE tháng 11 kể từ năm 2013 tới đây, khiến chỉ số tồn giữa tồn kho và tiêu thụ rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 37 năm trở lại đây.
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng dưới thời Tổng thống Biden, Mỹ vẫn sẽ duy trì các mức thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc và cách tiếp cận vấn đề chiến tranh thương mại sẽ tương tự như ông Trump. Điều này có thể hạn chế đà tăng của đậu tương.
Khô đậu tương và dầu đậu tương có biến động tương tự như đậu tương. Cuộc đình công ở Argentina vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi chính phủ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa công nhân với giới chủ cũng là yếu tố hỗ trợ giá cho các sản phẩm nhóm này.
Tồn kho ngô thế giới giảm gần 10 triệu tấn
Báo cáo Cung – cầu thế giới của USDA cho thấy, tồn kho ngô thế giới cuối vụ giảm gần 10 triệu tấn, chủ yếu là do tồn kho Mỹ giảm mạnh.
Thị trường đang chờ đợi các chính sách nông nghiệp và năng lượng mới của Mỹ, chúng có thể tạo ra tác động rất lớn tới giá ngô.
Theo một nguồn tin cho biết, các công ty nhà nước tại Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu ngô và đậu tương từ Mỹ hơn nhằm nỗ lực hoàn thành Hiệp định thương mại giữa hai nước.
Tiến độ thu hoạch ngô và đậu tương của Mỹ vẫn diễn ra bình thường, lùa mì đạt 92% và ngô đạt 91%. Thời tiết có mưa ở Brazil và Argentina dự đoán sẽ là yếu tố khiến giá ngô khó có thể tăng mạnh.
EU đánh thuế lúa mì của Mỹ 25%
Bộ Kinh tế Ukraina cho biết, gieo trồng lúa mì niên vụ 2020/21 đạt 95% diện tích dự kiến, trong khi thời tiết tại đây dự kiến sẽ hoàn toàn khô ráo trong mấy ngày tới có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ nảy mầm của lúa mì. Cùng với sự hỗ trợ từ thông tin các hợp đồng mua hàng rất lớn của Ethopia và Ả rập Saudi, giá xuất khẩu lúa mì tăng ở Nga và Ukraina đã giúp lúa mì tăng giá sau khi đi ngang trong gần nửa phiên.
Vào đầu phiên, giá chịu áp lực bởi thông tin EU sẽ áp thuế 25% lên lúa mì và dầu thực vật nhập khẩu từ Mỹ. Sự kiện này gần như đóng sập cánh cửa xuất khẩu lúa mì của Mỹ đối với thị trường EU.
Diễn biến giá các mặt hàng nông sản trong phiên 10/11. Nguồn ảnh: Barchart.
Các số liệu đáng chú ý vê Cung – cầu mùa vụ thế giới niên vụ 2020/21:
Nguồn: MXVnews.
Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.