Nhìn chung, trong tuần vừa rồi sắc xanh tiếp tục phủ kín bảng giá các mặt hàng nông sản trên sàn CBOT của Mỹ, giá các loại nông sản kỳ hạn đồng loạt tăng lên.
Nhóm đậu tương đều tăng mạnh hơn 3%
Giá đậu tương đã tăng trong toàn bộ các phiên của tuần trước. Không có thêm các thông tin cơ bản mới tác động đến giá đậu tương trong giai đoạn này, vì thế giá chủ yếu được dẫn dắt bởi lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung trong đầu năm tới. Kết thúc tuần, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 tăng 3,21% lên mức 398,2 USD/tấn, dầu đậu tương kỳ hạn tháng 12 tăng 3,39% lên mức 752,0 USD/tấn và giá khô đậu tương kỳ hạn tháng 12 tăng rất mạnh 5,14% lên mức 425,9 USD/tấn.
Thời tiết tại các quốc gia Nam Mỹ mặc dù đã được cải thiện tương đối trong tuần vừa rồi và dự báo sẽ có mưa trong đầu tuần này. Tuy nhiên các tác động của việc gieo trồng và thu hoạch muộn là không thể đảo ngược. Do đó, đây vẫn là động lực chính để các nhà máy sản xuất buộc phải tìm kiếm thêm các nguồn hàng dự trữ và thúc đẩy giá của toàn bộ nhóm sản phẩm đậu tương.
Diễn biến hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 11/2020 trong tuần qua.
Giá đậu tương hiện đang quay lại giằng co ở mức 1070. Thị trường đang kỳ vọng vào việc USDA sẽ tiếp tục điều chỉnh dự báo xuất khẩu đậu tương của Mỹ năm nay trong báo cáo Cung – cầu tháng 11 tới đây. Thông tin này là yếu tố “bullish” chính với giá đậu tương bên cạnh lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn đầu năm tới.
Thời tiết không thuận lợi khiến thu hoạch đậu tương muộn làm tiến độ gieo trồng ngô mùa vụ 2 ở Brazil lùi lại
Giá ngô cũng được hỗ trợ bởi lo ngại nguồn cung trong đầu năm tới khi mà việc gieo trồng đậu tương chậm tại Brazil tạo ra hiệu ứng domino, khiến việc gieo trồng ngô mùa vụ 2 trong đầu năm tới phải lùi lại. Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 4,29% lên mức 165,1 USD/tấn.
Diễn biến hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 12/2020 trong tuần qua.
Công ty nghiên cứu AgResource tại Chicago cho hay thị trường nông sản đã phản ứng trước thông tin Trung Quốc có thể cấp các đợt giấy phép nhập khẩu TRQ mới để mua ngô thế giới trong tương lai.
Lúa mì biến động mạnh trong cả tuần
Lúa mì và ngô duy trì diễn biến cùng xu chiều với nhau. Mức tăng mạnh của giá ngô trong tuần vừa rồi có tác động tích cực lên giá lúa mì, do vai trò của hai mặt hàng này có thể thay thế lẫn nhau trong công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hợp đồng lúa mì kỳ hạn tháng 12 tăng 1,2% lên mức 232,5 USD/tấn.
Bên cạnh đó, yếu tố lo ngại về hạn hán ở vùng trồng chính, cùng với một loạt các cuộc đấu thầu ở nước ngoài cho thấy nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ cũng thúc đẩy giá lúa mì.
Diễn biến lúa mì kỳ hạn tháng 12/2020 trong tuần qua. Nguồn: Tradingview
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) báo cáo khoảng 100.000 tấn ngô Mỹ đã được bán cho một nguồn giấu tên. Trong khi đó, lúa mì và đậu tương Mỹ không ghi nhận đơn hàng mới nào. Nhu cầu đậu tương Mỹ của Trung Quốc đã chậm lại trong tuần này. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã đảm bảo mua 31 triệu tấn đậu tương Mỹ trong mùa vụ 2020-2021.
Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.