Nhu cầu tại Trung Quốc mạnh lên khiến lượng nhập khẩu đồng thế giới tăng, hy vọng về gói kích thích của Mỹ, đình công tại các mỏ ở Chile và đồng CNY mạnh lên đã thúc đẩy giá đồng tăng lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Đồng tăng lên trên 7.000 USD lần đầu tiên kể từ tháng 6/2018
Giá đồng nhảy vọt lên trên 7.000 USD/tấn lần đầu tiên kể từ tháng 6/2018, do hy vọng về gói kích thích của Mỹ, đình công tại các mỏ ở Chile, dự đoán nhu cầu mạnh tại Trung Quốc và đồng CNY mạnh lên.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đóng cửa tăng 1,4% lên 6.998,5 USD/tấn sau khi trước đó đạt 7.034 USD/tấn.
Kim loại này sử dụng trong ngành điện và xây dựng đã tăng 60% từ mức thấp hồi tháng 3 khi Trung Quốc nước tiêu thụ một nửa lượng đồng trên thế giới, đã phục hồi từ cú sốc virus corona.
Bổ sung vào tâm trạng lạc quan là kỳ vọng về các gói kích thích lớn hơn nếu ông Joe Binden đắc cử Tổng thống Mỹ và nhu cầu của Trung Quốc nhiều hơn sau cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào tuần tới để thảo luận về kích hoạch phát triển 5 năm.
USD giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tuần trong khi CNY tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2018, và khiến các kim loại rẻ hơn đối với các khách hàng Trung Quốc.
Mỏ đồng Candelaria của Chile đã dừng hoạt động từ ngày 20/10 sau khi công đoàn kêu gọi đình công. Các công nhân tại Codelco đã xuống đường để từ chối việc sa thải trong ngày 19/10.
Thăm dò của Reuters cho biết giá đồng giao ngay trên sàn LME dự kiến đạt trung bình 6.800 USD/tấn trong năm 2021, nhôm 1.775 USD/tấn, nickel 15.157 USD/tấn và kẽm 2.350 USD/tấn.
Nhập khẩu của Trung Quốc đang hút hết lượng đồng dư thừa của thế giới
Thị trường đồng tinh chế chắc chắn sẽ ghi nhận sự thiếu hụt cung cầu trong năm nay, theo Nhóm Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG). Dự báo thâm hụt là một mức nhỏ – chỉ 52.000 tấn trên thị trường toàn cầu 24 triệu tấn – nhưng đó là một sự thay đổi đáng kể so với dự báo của nhóm vào thời điểm này năm ngoái, khi họ dự kiến thặng dư 280.000 tấn.
COVID-19 đã tàn phá nhu cầu đối với đồng, ICSG ước tính nhu cầu sụt giảm 8% ở Liên minh châu Âu, 6% ở Hoa Kỳ và mức giảm cũng đáng kể ở Ấn Độ, Nhật Bản và các nước ASEAN khác. ICSG dự báo sản lượng khai thác đồng toàn cầu sẽ giảm 1,5% trong năm nay. Đây sẽ là năm thứ hai liên tiếp có sản lượng thấp hơn sau khi giảm 0,2% vào năm 2019.
ICSG cho biết: “Đóng góp của Trung Quốc vào tăng trưởng (sản lượng) thế giới sẽ ở mức thấp hơn dự kiến ban đầu.
Các nhà máy luyện kim của Trung Quốc đang phải vật lộn để bắt kịp với sự phục hồi trong hoạt động sản xuất, được thúc đẩy bởi sự kích thích của chính phủ chảy xuống các kênh xây dựng và cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều kim loại.
Những căng thẳng trong chuỗi cung ứng và cơ chế kinh doanh chênh lệch giá đang mở đã thỉnh thoảng tạo ra một đợt tăng nhập khẩu chưa từng có.
Trung Quốc đã nhập khẩu 3,55 triệu tấn đồng tinh luyện trong 9 tháng đầu năm nay. Con số này đã nhiều hơn con số của năm ngoái và lên tới hơn một triệu tấn kim loại. Nhập khẩu đồng chưa gia công và các sản phẩm của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020 đã tăng 41% so với một năm trước đó ở mức 4,99 triệu tấn.
Sự gia tăng nhập khẩu trong năm nay đã khiến việc sử dụng đồng của Trung Quốc tăng vọt 16% đến mức gần như bù đắp hoàn toàn sự sụt giảm ở mọi nơi khác. Do đó, đánh giá của ICSG rằng nhu cầu toàn cầu sẽ ổn định trong năm nay so với năm ngoái.
Báo cáo nhập khẩu đồng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, không ai tin rằng mức tiêu thụ thực tế của Trung Quốc đã tăng 16% so với số liệu nhập khẩu.
Giám đốc điều hành của ngân hàng Natasha Kaneva nói với hội thảo LME ảo tuần này: “các con số ám chỉ mạnh mẽ rằng một số dự trữ vô hình đã được tích lũy, có thể lên tới 900.000 tấn”.
Rõ ràng là, giống như trường hợp của cuộc khủng hoảng tài chính 2009-2010, người mua Trung Quốc đã mua giá thấp để xây dựng hàng tồn kho vật chất, không còn nghi ngờ gì nữa khi nhắm mắt vào Kế hoạch 5 năm tiếp theo với hứa hẹn nhiều đồng cơ sở hạ tầng xanh.
Tất cả những suy đoán đều đồng ý rằng đang có một đợt chuyển hàng loạt lượng hàng dư thừa sang hàng tồn kho được thống kê ở Trung Quốc đại lục.
Các tính toán của ICSG về thị trường cân bằng có thể không phản ánh đúng tình trạng sử dụng thực tế ở Trung Quốc, nhưng chúng nắm bắt được một thực tế thị trường rằng thặng dư của thế giới đang được chuyển đến đó hàng tháng.
Tất nhiên, mọi thứ đều phụ thuộc vào COVID-19. Mức độ không chắc chắn hiện tại che phủ mọi dự báo về những gì có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra vào năm 2021. Nhưng các thống kê của ICSG vẫn là cơ sở tốt để đánh giá.
Theo Reuters.
Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.