Kết thúc tuần giao dịch 12/10 – 18/10, các mặt hàng Nông sản trên sàn CBOT đóng cửa trái chiều nhau.
Lúa mì tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 do lo ngại về nguồn cung thế giới
Lúa mì là mặt hàng có biến động đáng chú ý nhất nhóm nông sản CBOT trong tuần vừa rồi, với mức tăng lên đến 5,3% và đóng cửa ở mức 229,7 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 12/2014 đến nay. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thời tiết khô hạn ở Mỹ, Argentina và các khu vực xung quanh Biển Đen làm gia tăng lo ngại về nguồn cung.
Diễn biến Lúa mì kỳ hạn 12/2020 tuần vừa qua.
Tobin Gorey, Giám đốc chiến lược nông nghiệp tại Commonwealth Bank of Australia, cho biết: “Các nhà dự báo thời tiết không có thay đổi nào về dự báo khô hạn của họ đối với các vùng lúa mì mùa đông rất khô ở Mỹ và phía đông Biển Đen”. “Bối cảnh thời tiết đó hỗ trợ mức giá hiện tại. Đợt phục hồi có một giai đoạn tiềm năng khác nhưng điều đó có khả năng đòi hỏi thị trường phải cắt giảm đáng kể các dự báo mùa vụ của Mỹ, Ukraine và Nga.”
Giá Ngô phục hồi do kỳ vọng nhu cầu mạnh
Giá lúa mì tăng mạnh cũng hỗ trợ giúp cho giá ngô tăng theo, do đây là các sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau trong công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngô tăng 4/5 phiên nhờ giá được hỗ trợ bởi kỳ vọng nhu cầu mạnh đối với nguồn cung từ Mỹ. Kết thúc tuần trước, giá Ngô tăng 1,8% lên mức 158,3 USD/tấn. Sản lượng ethanol tăng liên tiếp 2 tuần gần nhất cũng góp phần hỗ trợ cho mức tăng này của Ngô.
Diễn biên hợp đồng Ngô tháng 12/2020 tuần qua.
Các nhà đầu cơ lớn đã nâng vị thế mua ròng của họ đối với Ngô CBOT trong tuần tính đến ngày 13 tháng 10, dữ liệu quy định được công bố vào thứ Sáu cho thấy.
Nhóm Đậu tương trái chiều nhau
Lực bán tại mức kháng cự quan trọng cùng với tâm lý chốt lời của nhà đầu tư đã khiến giá Đậu tương giảm mạnh trở lại trong phiên cuối tuần trước, đẩy giá Đậu tương về mức 385,5 USD/tấn. Việc giá Đậu tương suy yếu, kết hợp với nhu cầu tiêu thụ giảm khi các nước châu Âu đang bùng phát dịch trở lại cũng tạo áp lực lên giá Dầu đậu tương, khiến cho mặt hàng này giảm mạnh nhất nhóm nông sản với mức giảm 3%, về mức 727,3 USD/tấn khi đóng cửa tuần.
Ở hướng ngược lại, diễn biến trái chiều với giá dầu đậu tương giá Khô đậu tương tăng 1% lên mức 405,1 USD/tấn để cân bằng lợi nhuận ép dầu.
Báo cáo cam kết hàng tuần của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai cũng cho thấy các nhà giao dịch phi thương mại và các quỹ đầu cơ đã tăng vị thế mua ròng của họ đối với Lúa mì CBOT và cắt giảm vị thế mua ròng của họ đối với Đậu tương.
Bộ Kinh tế Brazil cho biết nước này sẽ tạm dừng thuế nhập khẩu Ngô và Đậu tương từ các nước ngoài khối thương mại Mercosur cho đến đầu năm sau để giúp giảm giá lương thực đang đẩy lạm phát lên cao. Động thái này có thể thắt chặt hơn nữa nguồn cung toàn cầu vì Brazil là nhà xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp ngô chính.
Nguồn: Barchart
Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.