Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2020, giới đầu tư đang ngồi trên đống lửa khi các kênh đầu tư tài chính, chứng khoán có dấu hiệu sụt giảm. Nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn chưa biết đầu tư vào đâu thì thị trường hàng hóa phái sinh đang từng bước đón nhận sự quan tâm với nhiều lợi thế vượt trội.
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Phái sinh hàng hóa (Commodity derivative) là gì?
Phái sinh hàng hóa trong tiếng Anh là Commodity derivative là công cụ phái sinh hàng hóa có giá trị phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa chẳng hạn như ngũ cốc, năng lượng và kim loại.
Ưu điểm của thị trường phái sinh hàng hóa
– Tính thanh khoản lớn: Thị trường hàng hóa phái sinh liên thông tới các sàn giao dịch hàng hóa thế giới với 31 triệu lot được giao dịch và hơn 7 triệu vị thế mở trong tháng 01/2020 (Số liệu từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam). Quy mô toàn cầu, nhiều người tham gia đã tạo ra tính thanh khoản cao của thị trường.
– Tính minh bạch cao: Thị trường minh bạch rõ ràng về các thông tin giá cả hàng hóa trên thế giới, cập nhật biến động nhanh chóng. Từ đó, nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác để tăng mức lợi nhuận cho mình.
– Tính 2 chiều: Nhà đầu tư có thể thực hiện mở và đóng vị thế (tức mua hoặc bán) trong phiên giao dịch ngay cả khi thị trường đi lên hoặc đi xuống.
– Giảm chi phí giao dịch: Tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư chỉ phải trả (0.07-0.14% giá trị hợp đồng), không thu thêm bất kỳ loại chi phí nào khác (kể cả phí qua đêm).
So sánh thị trường phái sinh hàng hóa và thị trường chứng khoán
Nội dung so sánh | Thị trường phái sinh hàng hóa | Thị trường chứng khoán cơ bản |
Bản chất | Là giao dịch mua bán một loại hàng hóa như lúa mì, cao su,… | Là giao dịch mua bán cổ phần của một công ty. |
Phần mềm giao dịch | – Giao dịch qua hình thức trực tuyến: window máy tính
– Giao dịch trực tiếp tại sàn giao dịch |
– Giao dịch qua hình thức trực tuyến: website, app,…
– Giao dịch trực tiếp tại sàn giao dịch |
Công cụ mua bán | Mua bán chênh lệch giá, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp | Mua bán ăn chênh lệch giá, cổ tức |
Cách mua bán | Mua bán 2 chiều, nhà đầu tư vẫn kiếm được lợi nhuận khi thị trường lên/xuống | Mua bán 1 chiều, chỉ có chứng khoán lên mới có lãi, độ rủi ro cao |
Cách rút tiền | Qua công ty hàng hóa lên Sở hàng hóa | Qua công ty chứng khoán lên Sở chứng khoán |
Mức ký quỹ | Cao với tỷ lệ tối đa 1:30 | Thấp với tỷ lệ 1:1 |
Biến động giá | Mức biến động cao | Mức biến động thấp |
Mục đích ra đời của thị trường phái sinh hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là một khái niệm khá lạ lẫm với đa số người Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường hàng hóa phái sinh được coi là kênh đầu tư tiềm năng cho nhà đầu tư.
Giúp người nông dân có thể định sẵn mức giá bán và xác định chính xác mức lợi nhuận đạt được, tập trung ổn định sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giúp các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro về giá cả hàng hóa bằng cách mua bán đối ứng số lượng hàng hóa đang nắm giữ.
Giúp các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá hàng hóa trên thị trường với số vốn thấp và giảm thiểu rủi ro đầu tư.
Trên đây là những điều cần biết về thị trường hàng hóa phái sinh dành cho giới đầu tư và các doanh nghiệp tham khảo. Nắm được những thông tin cơ bản này, bạn sẽ thu về mối lợi khổng lồ cho mình. Đừng quên truy cập FINVEST để đọc thêm nhiều kiến thức đầu tư hữu ích khác nhé!