TIN TỨC

Kinh doanh hàng hóa đối với nền kinh tế thị trường

Thị trường kinh doanh hàng hóa

Ngày nay, kinh doanh hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện duy trì hoạt động của toàn bộ các công ty cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp. 

[Có thể bạn nên đọc]

Kinh doanh hàng hóa là gì?

Thị trường kinh doanh hàng hóa

Kinh doanh hàng hóa

Kinh doanh hàng hóa là một thị trường thực hiện một hoặc toàn bộ quá trình từ đầu tư đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động kinh doanh để kiếm lợi nhuận bằng cách mua bán hàng hóa để bán thu lợi nhuận.

5 mục tiêu cơ bản của kinh doanh hàng hóa

Một là, mục tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

  • Nếu doanh thu < chi phí: doanh nghiệp bị lỗ
  • Nếu doanh thu = chi phí: doanh nghiệp hòa vốn

Hai trường hợp này không đạt được hiệu quả kinh doanh nhưng đạt hiệu quả về kinh tế – xã hội là tạo ra sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm cho người lao động và nộp thuế cho nhà nước. 

  • Nếu doanh thu > chi phí: doanh nghiệp có lãi

Trường hợp này vừa đạt được hiệu quả kinh doanh vừa đạt hiệu quả về kinh tế – xã hội. 

Hai là, mục tiêu khách hàng

Khách hàng là chủ thể liên quan đến đầu ra của doanh nghiệp, là đối tượng để thu về lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng, coi khách hàng là đối tượng để thỏa mãn nhu cầu sẽ tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp.

Ba là, mục tiêu chất lượng

Doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường phải không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa thì mới tạo dựng niềm tin ở khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Bốn là, mục tiêu cạnh tranh

Cạnh tranh là quy luật tất yếu do các yếu tố đầu vào bị giới hạn. Chính phủ ban hành luật cạnh tranh để tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực buộc các doanh nghiệp phải tối ưu lợi nhuận, đa dạng mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Năm là, mục tiêu đổi mới

Các doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng đến việc phát triển quy mô kinh doanh để cạnh tranh và thu về lợi nhuận, đồng thời cập nhật mẫu sản phẩm mới thu hút khách hàng nhiều hơn.

Các biện pháp đẩy mạnh thị trường kinh doanh hàng hóa

1. Đối với các doanh nghiệp:

Trong thị trường kinh doanh hàng hóa, mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu lâu dài không phải là mục tiêu duy nhất. Do đó, các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế của thị trường (quan hệ cung – cầu, đối thủ cạnh tranh,…) và điều kiện của doanh nghiệp để lựa chọn và sắp xếp các mục tiêu theo trình tự nhất định. 

Nếu doanh nghiệp xâm nhập một thị trường mới thì cần sắp xếp các mục tiêu như sau: 

1- Mục tiêu khách hàng

2- Mục tiêu cạnh tranh

3- Mục tiêu chất lượng

4- Mục tiêu đổi mới

5- Mục tiêu lợi nhuận

Lưu ý đến 3 yếu tố rủi ro tiềm ẩn như:

– Sự thay đổi trong cung hàng hóa: xuất phát từ đối thủ cạnh tranh.

– Xuất phát từ phía cầu hàng hóa: người tiêu dùng mong muốn các sản phẩm hàng hóa đa dạng mẫu mã và chất lượng cao. 

– Thay đổi luật pháp trong kinh doanh: các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ thị trường, các quy luật thị trường và các điều kiện thực tiễn của thị trường.

2. Đối với nhà nước:

Để các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng, chính phủ cần:

  • Đưa ra các luật cạnh tranh để tạo ra môi trường cạnh tranh trong kinh tế thị trường. 
  • Kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp trên thị trường.
  • Có các biện pháp nới lỏng để doanh nghiệp thay đổi các hình thức kinh doanh phù hợp.

Qua nội dung về thị trường kinh doanh hàng hóa trên, mong quý bạn đọc đã trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức hay để đầu tư và phân tích thị trường đúng đắn. Chúc các nhà đầu tư thành công! 

Trả lời