Sự bất ổn về giá cả trên thị trường của các loại hàng hóa làm mất đi tính chủ động của nhà sản xuất và ảnh hưởng cả nền kinh tế Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, hình thức “mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa” tại mỗi nước ra đời. Hôm nay, hãy cùng Finvest tìm hiểu đặc điểm và vai trò của hình thức mua bán này trong bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Khái niệm thị trường hàng hóa, các loại thị trường hàng hóa
- Sở giao dịch hàng hóa là gì? Lịch sử ra đời của thị trường hàng hóa
- Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh được sử dụng phổ biến hiện nay
Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa là gì?
Tại Điều 63 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa, theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.”
Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa phải được thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở quy định.
Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua Sở
Mua bán hàng hóa qua Sở là một hoạt động thương mại đặc thù
Việc mua bán hàng hóa qua Sở là một hoạt động thương mại đặc thù với các đặc điểm như sau:
Chủ thể mua bán hàng hóa:
– Nhà giao dịch: là thành viên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa kỳ hạn, quyền chọn với mục đích đầu cơ hoặc tự bảo hiểm rủi ro cho mình (nhà kinh doanh, nhà sản xuất lớn).
– Thành viên kinh doanh/Nhà môi giới: Là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa hoặc đại diện cho công ty môi giới thực hiện giao dịch để kiếm phí hoa hồng của người mua hay bán các hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn.
– Khách hàng: Người bán hoặc người mua tham gia vào giao dịch hàng hóa tương lai thông qua nhà môi giới.
Hình thức mua bán hàng hóa:
Hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được thực hiện qua 2 loại hợp đồng: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
– Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
– Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Vai trò của mua bán hàng hóa qua Sở
Đối với nền kinh tế:
– Chuyển dịch rủi ro về giá cả thực tế, giảm tổn thất do biến động giá.
– Định hướng sản xuất.
– Bảo vệ nhà đầu tư.
– Điều chỉnh giá cả trên thị trường.
Đối với quản lí nhà nước
– Giúp người tham gia và Nhà nước nắm rõ mối quan hệ cung cầu và giá cả thị trường.
– Tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
– Hiệu suất cao quản lý kinh tế của Nhà nước ngày càng nâng cao và hiệu quả hơn.
Đối với đời sống xã hội
– Giảm chi phí rủi ro đối với xã hội.
– Phân bổ nguồn lực trong xã hội tối ưu nhất.
Để theo dõi các tin tức về giao dịch hàng hóa, hãy truy cập FINVEST để nhận thông báo và hỗ trợ tốt nhất nhé!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt