PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Phân tích Cà phê ngày 25/11: Cà phê đang tăng giá đúng với xu hướng mùa vụ thường thấy

Cà phê đang tăng giá đúng với xu hướng mùa vụ thường thấy

Giá cà phê thế giới có tuần tăng thứ ba liên tiếp, được thúc đẩy chủ yếu bởi lo ngại về nguồn cung tại Brazil và Việt Nam. Tuy nhiên, sau những phiên tăng mạnh, giá cà phê có thể sẽ có nhịp điều chỉnh giảm ngắn rồi tiếp tục xu hướng tăng.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 25/11/2024

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?

Cà phê đang tăng giá đúng với xu hướng mùa vụ thường thấy

Thông tin thị trường:

Lo ngại về sự bất cập trong nguồn cung cà phê tại Brazil và Việt Nam là nguyên nhân hàng đầu hỗ trợ giá trong tuần qua.

Tại Brazil, mặc dù lượng mưa trong tuần trước tại Minas Gerais đã cao hơn 27% so với trung bình lịch sử nhưng chưa đủ để loại bỏ lo ngại về việc thiếu hụt độ ẩm trong đất cho cây cà phê vụ 2025/26. Theo Barchart, lượng mưa tại Brazil liên tục thấp hơn mức trung bình kể từ tháng 4, ảnh hưởng đến giai đoạn ra hoa quan trọng và triển vọng vụ mùa cà phê Arabica.

Trong tuần vừa qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cơ sở tại Brazil vừa hạ dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024/25 của nước này xuống còn 66,4 triệu bao loại 60 kg, giảm 3,5 triệu bao so với dự đoán trước đó. Thấp hơn so với dự báo của USDA tại Mỹ, do sản lượng Arabica giảm mạnh vì thời tiết cực đoan. 

Đồng thời, USDA cũng dự báo xuất khẩu niên vụ 2024/25 sẽ giảm 5% so với dự đoán trước, xuống còn 44,25 triệu bao, thấp hơn 2,5 triệu bao so với niên vụ trước. Đáng chú ý, tồn kho cuối vụ 2024/25 được dự báo giảm mạnh 65% so với báo cáo trước, về mức 1,24 triệu bao, trong khi tồn kho cuối niên vụ 2023/24 cũng bị điều chỉnh từ 2,885 triệu bao xuống 1,685 triệu bao.

Hãng tư vấn StoneX dự đoán sản lượng cà phê niên vụ 2025/26 giảm 0,4% so với vụ 2024/25, về còn 65,6 triệu bao loại 60kg. Trong đó, sản lượng giảm chủ yếu từ cà phê Arabica khi đánh mất 10,5%, về khoảng 40 triệu bao do khô hạn kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến giai đoạn ra hoa quan trọng của cây trồng.  

Tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan công bố lượng cà phê xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11 của nước ta chỉ có 20.933 tấn, giảm lần lượt 45% và 3% so với cùng kỳ năm 2023 và 15 ngày đầu tháng 10/2024. Khối lượng cà phê xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11 thấp hơn tháng 10 phản ánh tình trạng chậm trễ trong hoạt động xuất khẩu.

Theo Reuters, các thương nhân tại Việt Nam cho biết nhu cầu đang tăng trong khi nguồn cung vẫn hạn chế. Khác với các vụ trước, nông dân năm nay không vội bán cà phê do tình hình tài chính ổn định nhờ doanh thu từ việc bán sầu riêng và hồ tiêu trước đó.

Tuy nhiên, tại một số quốc gia sản xuất khác, nguồn cung vẫn có sự tích cực. USDA chi nhánh Indonesia ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2024/25 đạt 10 triệu bao, tăng gần 31% so với vụ trước. Sản lượng tăng kéo theo xuất khẩu đạt 6,31 triệu bao, tăng khoảng 18% so với niên vụ 2023/24. Đơn vị này có biết điều kiện thời tiết cải thiện theo hướng tích cực hơn đối với mùa vụ cà phê là nguyên nhân chính hỗ trợ nguồn cung tăng.

USDA có văn phòng tại Colombia dự đoán tổng sản lượng cà phê niên vụ 2024/25 của nước này ở mức 12,9 triệu bao, tăng 500.000 bao so với dự đoán trước đó của USDA trụ sở, đồng thời cao hơn 140.000 bao so với niên vụ 2023/24. Trong khi đó, lượng xuất khẩu được giữ nguyên so với báo cáo của USDA trụ sở, tại mức 12 triệu bao, tăng nhẹ 220.000 bao so với niên vụ trước.

Đợt tăng giá hiện tại của cà phê đang diễn ra phù hợp với xu hướng mùa vụ, phản ánh sự biến động thị trường thường thấy trong giai đoạn này.

Biểu đồ phân tích diễn biến giá Cà phê Arabica theo thời gian và tính mùa vụ. Diễn biến giá thực tế đang phản ánh đúng xu hướng mùa vụ này với động thái tăng. Nguồn ảnh: spreadcharts.com

Trước đó, nhiều doanh nhân trong ngành cà phê dự đoán khi cà phê vào vụ, nguồn cung dồi dào sẽ giảm về mức khoảng 4.000 USD/tấn nhưng thực tế thị trường đã không diễn ra như vậy. Giá cà phê đang biến động khó lường.

Tình trạng thiếu hụt cà phê sẽ chủ yếu tập trung vào Arabica. Với Robusta, Conillon của Brazil có thể giúp bù đắp nguồn cung, trong khi đó, không có nguồn cung hay tồn kho Arabica nào đủ để cân bằng mức thiếu hụt hiện tại. Mức chênh lệch giá giữa Arabica và Robusta được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục.

Phân tích kỹ thuật:

Tuần trước, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2025 (KCEH25) không những không điều chỉnh mà tiếp tục tăng mạnh, giá break kênh dài hạn và bắt đầu giai đoạn tăng nước rút. Giai đoạn này có thể giá tăng nhanh nhưng khi có tín hiệu đảo chiều cũng giảm rất nhanh (biến động mạnh).

Về mặt xu hướng, đà tăng giá của mặt hàng cà phê vẫn còn. Tuy nhiên, khả năng có nhịp điều chỉnh kỹ thuật cao sau chuỗi tăng mạnh để lấy đà tăng tiếp. Vùng 300 – 310 là vùng kháng cự mạnh.

Kịch bản giao dịch cho KCEH25 trong tuần từ ngày 25/11 – 30/11:

  • Nếu đầu tuần tăng tiếp, vượt 306, dự báo giá tăng lên các mốc 317327 (giằng co và tăng chậm dần).
  • Nếu duy trì dưới 302.8, dự báo giá giảm trở lại vùng 280 – 282.

Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ – Thành viên Kinh doanh 001 của MXV
🏢 Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
🌐 Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
📼 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời