TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Dữ liệu lạm phát Mỹ hạ nhiệt thúc đẩy lực mua mạnh với năng lượng và kim loại

Dữ liệu lạm phát Mỹ hạ nhiệt thúc đẩy lực mua mạnh với năng lượng và kim loại

Dữ liệu về chỉ số CPI tại Mỹ trong tháng 10 có mức tăng hàng năm xuống dưới 8% lần đầu tiên trong tám tháng, dấu hiệu cho thấy lạm phát hạ nhiệt, là nhân tố chính thúc đẩy lực mua mạnh mẽ trên thị trường kim loại và năng lượng trong phiên giao dịch hôm qua.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 11/11/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Dữ liệu lạm phát Mỹ hạ nhiệt thúc đẩy lực mua mạnh với năng lượng và kim loại

Dữ liệu từ Chính phủ Mỹ vào tối qua cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng chậm lại trong tháng 10 ở mức 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy mức tăng hàng năm xuống dưới 8% lần đầu tiên trong tám tháng. Con số này thấp hơn mức tăng 8,2% vào tháng 9 và đánh bại dự đoán ở mức 8,0% của thị trường. Đây là dữ liệu mạnh nhất đang cho thấy lạm phát tại Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất. Điều này khiến thị trường tin rằng Fed có thể sẽ xem xét làm giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ trong cuộc họp tháng 12 và sau đó. Tâm lý trên đã kéo dòng tiền quay trở lại thị trường rủi ro, và khiến đồng Dollar Mỹ suy yếu mạnh trong phiên.

Thêm vào đó, dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua cũng tăng 7.000 lên 225.000 đơn, củng cố thêm lo ngại về các sức ép dần xuất hiện trên thị trường lao động có thể khiến Fed cân nhắc hơn về các mức tăng lãi suất nhỏ trong tương lai. Đa số các mặt hàng kim loại, đặc biệt là nhóm kim loại quý đều bật tăng mạnh mẽ sau các dữ liệu này do giá bạc và bạch kim vốn nhạy cảm với lãi suất và tiền tệ.

Đóng cửa phiên 10/11, giá bạc tăng 1,76% lên mức giá 21,70 USD/ounce. Bạch kim ghi nhận mức tăng theo ngày lớn nhất kể từ tháng 9/2020, với mức tăng 5,79% lên 1.055 USD/ounce, mức đóng cửa cao nhất kể từ giữa tháng 3 năm nay.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEXđồng LME đều được kéo tăng vọt sau dữ liệu lạm phát hạ nhiệt tại Mỹ. Hai loại hợp đồng này lần lượt ghi nhận đà tăng 1,57% và 2,06%. Trong đó, đồng COMEX đóng cửa tại mức giá cao nhất trong vòng hơn 4 tháng qua.

Giá dầu thô tăng trở lại sau 3 phiên giảm liên tiếp. Cụ thể, dầu thô WTI tăng 0,75% lên 86,47 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1,1% lên 93,67 USD/thùng. Trong phiên, đã có lúc giá dầu giảm sâu do các tin tức tiêu cực từ dịch COVID-19 tại Trung Quốc tiếp tục làm ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Số ca nhiễm liên tục tăng đã dập tan mọi kỳ vọng về sự mở cửa một cách nhanh chóng của nước này, bất chấp một số tín hiệu về việc nới lỏng các quy định về thời gian tự cách ly hay các chuyến bay quốc tế. Tuy nhiên, giá đã phục hồi trong phiên tối khi thị trường đón nhận được tín hiệu tích cực của nền kinh tế Mỹ.

Dollar Index giảm mạnh 2,12%, mức giảm trong ngày mạnh nhất kể từ cuối năm 2015, cũng hỗ trợ cho sức mua trong phiên tối. Dollar Mỹ giảm giá trị so với các tiền tệ khác trong rổ, khiến cho chi phí nắm giữ hợp đồng kim loại và năng lượng vốn được định giá bằng USD trở nên rẻ hơn so với người mua.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời