TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Trung Quốc sẽ tăng sản lượng ngô hay trở thành nước nhập khẩu lâu dài?

Trung quốc - ngô

Trong nỗ lực tăng cường an ninh lương thực và duy trì khả năng tự cung tự cấp những năm gần đây, Trung Quốc gần như vắng bóng trong thương mại ngô toàn cầu, nước này thậm chí chỉ chiếm 4% sản lượng nhập khẩu ngô thế giới 2019/20.

Trung quốc - ngô

Giá ngô Trung Quốc tăng mạnh trong năm nay do kho dự trữ ngày càng giảm, buộc nước này phải mua một lượng lớn ngô ngoại, đặc biệt là từ Mỹ. Trung Quốc hiện đang trên con đường trở thành nhà nhập khẩu ngô hàng đầu trong năm tới.

Hiện tại, câu hỏi đặt ra là liệu cường quốc châu Á này có kế hoạch vươn lên trở thành nhà nhập khẩu ngô hàng đầu hay không, hay chính phủ sẽ cố gắng thúc đẩy sản xuất trong nước hoặc kết hợp cả hai?

Tình hình sản lượng ngô của Trung Quốc trong những năm gần đây

Năm 2016, Bắc Kinh loại bỏ cả kế hoạch dự trữ ngô và giá mua tối thiểu, động thái nhằm hạn chế nhập khẩu bằng cách đưa giá nội địa gần hơn với giá toàn cầu. Khi những thay đổi đó được thực hiện, chính phủ cũng đã đề nghị đất nước bắt đầu cắt giảm đều đặn diện tích trồng ngô mỗi năm để giảm lượng tồn kho lớn. Diện tích gieo trồng đã giảm dần kể từ đó, nhưng sản lượng vẫn tăng.

Nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc giảm vào cuối năm 2018 đến năm 2019 khi dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn của nước này. Nhưng vào khoảng tháng 4 năm nay, giá ngô của nước này bắt đầu tăng và dự trữ tồn kho đã giảm.

Người ta không hoàn toàn chắc chắn điều gì đã gây ra sự sụt giảm dường như đột ngột và nhanh chóng của dự trữ ngô ở Trung Quốc, và cũng không ai thực sự biết khối lượng chính xác. Tuy nhiên, những người tham gia thị trường trên khắp thế giới từ lâu đã hoài nghi về chất lượng hàng tồn kho của Trung Quốc.

Sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách là một nhà nhập khẩu ngô lớn chỉ mới diễn ra gần đây, khoảng từ nửa đầu năm 2020.

Nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc đã quay trở lại

Đàn lợn và lợn nái của Trung Quốc đã phục hồi trở lại hơn 90% mức bình thường vào tháng trước, sau khi giảm khoảng 40% hơn một năm trước. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi đã quay trở lại, nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến Trung Quốc tăng cường nhập khẩu ngũ cốc và hạt có dầu.

Chi tiết đầy đủ về kế hoạch 5 năm tiếp theo của Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ được công bố vào đầu năm 2021, mặc dù các chuyên gia tin rằng việc xây dựng dự trữ ngũ cốc, thúc đẩy sản lượng trong nước và đa dạng hóa các nhà cung cấp quốc tế có thể là mục tiêu kế hoạch.

Không ai biết Trung Quốc có kế hoạch dự trữ bao nhiêu ngũ cốc, nhưng ý tưởng này đã cho phép các kịch bản nhập khẩu ngô, đậu nành và các loại ngũ cốc khác mở ra.

Một số nhà phân tích cho rằng nhập khẩu ngô hàng năm trong vòng vài năm tới có thể tăng gấp đôi so với mức 16,5 triệu tấn mà Bộ Nông nghiệp Mỹ đã dự đoán trong năm nay, mặc dù những người khác băn khoăn liệu sự bùng nổ nhu cầu có phải là tạm thời hơn hay không.

Đa dạng hóa các nhà cung cấp ngày càng nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra với Hoa Kỳ vào năm 2018. Mặc dù ý tưởng này không ngụ ý trực tiếp rằng nhập khẩu thực tế sẽ tăng lên, nhưng nó chắc chắn có vẻ như một sự thừa nhận rằng nhập khẩu là cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực.

Xu hướng sản xuất của Trung Quốc

Lúa mỳ và gạo là hai loại mặt hàng duy nhất mà chính phủ vẫn hỗ trợ giá và Bắc Kinh đã tăng giá mua lúa mì tối thiểu năm 2021 lên 0,9%. Nước này có trữ lượng lúa mỳ và gạo có thể sử dụng trong hơn một năm.

Giá hỗ trợ đối với lúa mì từ lâu đã giữ cho lúa mỳ trong nước tăng cao so với giá toàn cầu, nhưng nông dân Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất loại ngũ cốc này do mức lợi nhuận được đảm bảo. Giá lúa mỳ của Trung Quốc cũng cao hơn giá ngô cho tới gần đây mới có sự biến động. 

Giá ngô thực tế tại Trung Quốc trong những tuần gần đây đã lần đầu tiên vượt qua mức giá đối với lúa mỳ sau hơn 5 năm, giá kỳ hạn cũng vậy trong vòng hai tháng qua. Điều này có thể sẽ kích thích nguồn cung lúa mỳ bổ sung, mặc dù nó không được cho là sẽ thay đổi đáng kể kho dự trữ lớn kỷ lục của Trung Quốc. Nhà sản xuất lúa mỳ hàng đầu thế giới dự kiến ​​sẽ giữ kỷ lục 51% tồn kho toàn cầu vào giữa năm 2021.

Giá ngô trong nước cao nên khuyến khích nông dân Trung Quốc duy trì hoặc thậm chí tăng diện tích trồng ngô vào mùa xuân.

Hơn nữa, nhằm trợ giá cho đậu tương – loại sản phẩm thay thế có điều kiện như ngô, sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tăng trợ cấp ngô hoặc đưa ra các biện pháp khuyến khích khác trong tương lai gần để thúc đẩy sản xuất.

Trung Quốc là nhà sản xuất ngô đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ, nhưng sản lượng của Trung Quốc thấp hơn Hoa Kỳ khoảng 45%.

Theo Reuters.

Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời