PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT

Tiềm năng khi đầu tư vào thị trường kim loại quý

Tiềm năng khi đầu tư vào thị trường kim loại quý

Nền kinh tế từ năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia bơm tiền cho hoạt động cứu trợ và phục hồi nền kinh tế. Lo sợ lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư đổ dồn vào thị trường kim loại quý với vai trò tài sản trú ẩn an toàn.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 08/07/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tiềm năng khi đầu tư vào thị trường kim loại quý

Vàng, bạc, bạch kim là top 3 kim loại quý được các nhà đầu tư săn đuổi nhất mọi thời đại.

Vàng

Đầu tư vàng đã tồn tại từ rất lâu đời và vẫn còn phổ biến đến thời điểm hiện tại. Giá của vàng biến động mạnh mẽ theo thị trường kinh tế và chính trị thế giới. Giá vàng ít chịu ảnh hưởng của quy luật cung – cầu như nhiều hàng hóa khác. Không chỉ là một sản phẩm dự trữ, vàng còn được ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp khác như luyện kim, điện tử.

Mua vàng tích trữ

Vàng được xem là một kênh đầu tư an toàn cho người dân thường mua vàng như một kênh trú ẩn cho tài sản. Họ chỉ bán khi giá vàng tăng và người đầu tư cảm thấy hài lòng với mức lợi nhuận thu được.

Năm 2020 vừa qua với sự biến động mạnh mẽ của thị trường tài chính khi chịu sự tác động của đại dịch Covid-19, giá vàng tăng đến mức đỉnh điểm và nhiều người trữ vàng đã thu được một phần lợi nhuận lớn khi nắm bắt đúng thời cơ này.

Tuy nhiên, với hình thức đầu tư vàng online trên các sàn giao dịch, tại Việt Nam vẫn chưa triển khai giao dịch tập trung tại Sở giao dịch vàng như các quốc gia trên thế giới. Các sàn vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây ra nhiều hệ lụy đối với các nhà đầu tư là bởi Việt Nam chưa có hành lang pháp lý đối với loại hình hoạt động mới này. Do đó, có thể xảy ra tình trạng thao túng, làm giá thị trường.

Bạc

Không giống như vàng, giá bạc chịu tác động bởi những thay đổi trong nền công nghiệp cần tới nó. Có tính ứng dụng ngày càng cao trong công nghiệp điện tử, đồ gia dụng,… Bạc đóng vai trò vừa là tài sản lưu trữ vừa là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Vì vậy, giá bạc thường biến động mạnh hơn vàng.

Giá bạc giảm

Nhu cầu bạc ngày càng gia tăng kỉ lục trong khi nguồn cung hạn chế. Hiện nay, hàng hóa công nghiệp duy nhất được sử dụng nhiều hơn bạc là dầu. Ngoài làm trang sức, bạc còn là nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra các thiết bị điện tử, thiết bị y tế, phục vụ ngành công nghiệp năng lượng,… Từ năm 2016 đến nay, nguồn cung từ khai thác quặng bạc đang giảm dần trong khi việc tái chế bạc là hầu như không thể vì chi phí rất đắt đỏ.

Giữa bối cảnh các nền kinh tế lớn đang tung ra nhiều gói kích thích kinh tế, các ngân hàng đang nới lỏng chính sách tiền tệ do ảnh hưởng của dịch bệnh, bạc đóng vai trò là vịnh tránh bão an toàn, là kênh đầu tư chống lạm phát hữu hiệu.

Trong năm 2021, nhu cầu về bạc được dự báo sẽ tăng mạnh so với năm 2020 khi các hoạt động sản xuất công nghiệp được khôi phục trở lại. Ngân hàng thế giới cũng dự báo tiềm năng tăng giá của bạc, mức tăng nguồn cung không theo kịp với mức tăng của nhu cầu vì sản lượng khai thác quặng giảm trong năm 2020, cụ thể nhu cầu bạc tăng 15% trong khi nguồn cung chỉ tăng 8%.

Đại dịch đã làm dấy lên tâm lý trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư. Điều này cùng với thâm hụt nguồn cung đã đẩy giá bạc năm 2020 tăng 47% và bạch kim 10%.

Triển vọng tăng giá đối với bạc được đưa ra khi kim loại quý này có ​​một đợt phục hồi lịch sử kể từ khi giảm xuống mức 12 USD/ounce do thị trường tài chính bất ổn trước tình hình Covid-19. Hồi tháng 8/2020, giá bạc đã tăng gần lên 30 USD, kể từ mức đáy, kim loại quý này đã tăng hơn 115%, hiện tại duy trì ở mức 25 – 26 USD.

Nhiều nhà phân tích cũng nhận thấy bạc vượt trội so với giá vàng vào năm 2021. Lãi suất thấp, đồng đô la Mỹ yếu hơn và áp lực lạm phát gia tăng sẽ thúc đẩy cả vàng và bạc, vốn được coi là kim loại tiền tệ. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế được cải thiện trong năm tới sẽ tạo thêm một trụ cột hỗ trợ cho bạc.

Bạch kim

Bạch kim (platinum) đang thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư, trong bối cảnh năng lượng sạch trở thành xu hướng trên thế giới và nhu cầu nắm giữ vàng giảm sút mạnh gần đây.

Trên thị trường, giá bạch kim thường cao hơn giá vàng. Trong thời điểm nền kinh tế, chính trị ổn định thì giá bạch kim thường khá cao, nguyên nhân là do bạch kim hiếm hơn cả vàng và bạc. Mỗi năm chỉ có một lượng nhỏ bạch kim được đưa ra khỏi lòng đất.

Bạc

Bạch kim có vai trò là chất xúc tác trong công nghiệp ô tô, giảm tác hại của chất thải. Theo quy định về môi trường đòi hỏi các nhà sản xuất phải lắp đặt them bộ chuyển đổi chất xúc tác làm giá của bạch kim tăng lên, vì vậy giá của bạch kim cũng bị ảnh hưởng bởi doanh số và số lượng ô tô bán ra.

Bạch kim cũng được ứng dụng trong nền công nghiệp trang sức và trong các ngành công nghiệp như dầu khí, chất xúc tác lọc hóa chất và ngành công nghiệp máy tính.

Theo Hội đồng Bạch kim thế giới (WPIC), thị trường bạch kim toàn cầu mỗi năm tương đương khoảng 8 triệu ounce, nhưng nguồn cung năm 2020 thấp hơn khoảng 1,2 triệu ounce. Sang năm 2021, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi và nhu cầu tiêu thụ oto mạnh lên dự kiến sẽ khiến cho nguồn cung thiếu hụt thêm 224.000 ounce.

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi mạnh mẽ tương quan cung cầu của bạch kim và tình trạng thiếu hụt bạch kim trong năm nay được dự báo sẽ tới mức kỉ lục, thúc đẩy giới đầu tư rót tiền vào các kênh đầu tư an toàn như kim loại quý.

Kim loại quý được xem là hàng hóa chống lạm phát hiệu quả. Giá trị của các hàng hóa trong danh mục này thường ổn định, ít rủi ro và có giá trị toàn cầu. Từ xa xưa, các hàng hóa trong nhóm kim loại quý được xem là một dạng tiền tệ, theo thời gian, tiền tệ bằng vàng, bạc cũng không còn tồn tại nhiều tại các quốc gia trên thế giới nhưng tính thanh khoản của chúng vẫn luôn cao và có giá trị liên thành. Với vai trò quan trọng như vậy, đầu tư vào thị trường kim loại quý chưa và sẽ không bao giờ hết “hot”.

Đỗ Ngân.

Để tìm hiểu và nhận tư vấn về giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời