TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Thị trường mua bán hàng hoá là gì? Quy luật và chức năng của thị trường 

Thị trường mua bán hàng hoá là gì?

Hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển do sự giao thoa nền kinh tế giữa các quốc gia. Nhu cầu sử dụng hàng hóa và xuất nhập khẩu hàng hóa qua sàn giao dịch cũng tăng cao. Vậy tiềm năng của thị trường mua bán hàng hoá là gì? Quy luật và chức năng của thị trường ra sao?  

[Có thể bạn nên đọc]

Thị trường mua bán hàng hoá là gì?

Thị trường mua bán hàng hoá là gì?

Thị trường mua bán hàng hoá là nơi các doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện thỏa thuận, giao dịch trao đổi mua bán hàng hóa. Trong thỏa thuận, các nội dung bao gồm như: chất lượng sản phẩm mua bán, quyền lợi và nghĩa vụ bên bán, quyền lợi và nghĩa vụ bên mua nếu tiến hành việc ký kết hợp đồng…

Khi đã thỏa thuận xong, bên mua và bên bán sẽ tiến hành ký kết hợp đồng để thực hiện giao nhận hàng hóa.

Các quy luật của thị trường mua bán hàng hoá 

Thị trường mua bán hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự vận động của thị trường chịu sự chi phối chủ yếu của các quy luật:

Quy luật giá trị: yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là chi phí bình quân trong xã hội.

Quy luật cung cầu: mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung ứng trên thị trường, quy định cung và cầu luôn có xu thế chuyển động xích lại gần nhau để tạo thế cân bằng thị trường.

Quy luật giá trị thặng dư: yêu cầu hàng hoá bán ra phải bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông, tạo ra khoản lợi nhuận để tái sản xuất sức lao động và sản xuất mở rộng.

Quy luật cạnh tranh: quy định hàng hóa sản xuất ra phải ngày càng có chi phí thấp hơn, chất lượng tốt hơn để thu được lợi nhuận cao. Từ đó, tăng cơ hội cạnh tranh với các hàng hóa cùng loại.

Thị trường mua bán hàng hoá có chức năng gì?

Chức năng thừa nhận: 

Thị trường mua bán hàng hóa là nơi gặp gỡ giữa người sản xuất và người tiêu dùng, doanh nghiệp đưa hàng hóa của mình ra thị trường với mong muốn bán được nhiều hàng hóa với lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, việc mặc cả trong quá trình mua bán một loại hàng hóa giữa đôi bên sẽ xảy ra 2 trường hợp là thừa nhận hoặc không thừa nhận. 

– Nếu hàng hóa đó không phù hợp với khả năng thanh toán hoặc đúng công dụng và thị hiếu của người tiêu dùng, quá trình tái sản xuất sẽ không được thực hiện. 

– Trong trường hợp thị trường thực hiện chức năng chấp nhận, tức là đôi bên đã thuận mua vừa bán thì quá trình tái sản xuất được giải quyết.

Chức năng thực hiện: 

Thị trường mua bán hàng hóa thực hiện việc trao đổi hàng hóa, cân bằng cung – cầu, giá cả hàng hóa. Đây là cơ sở tạo điều kiện phân phối các nguồn lực trong doanh nghiệp một cách hiệu quả, hợp lý.

Chức năng điều tiết:

Nhu cầu của thị trường mua bán hàng hóa vừa là mục đích của quá trình sản xuất vừa là động lực để phát triển doanh nghiệp. 

Chức năng này cho phép các doanh nghiệp tìm được nơi tiêu thụ hàng hóa sinh lời cao và người tiêu dùng mua hàng hóa hợp nhu cầu và khả năng thanh toán nhất.

Chức năng thông tin:

Nhiều nhà sản xuất không biết nên sản xuất mặt hàng nào, khối lượng bao nhiêu, thời điểm đưa ra thị trường khi nào, nhu cầu khách hàng ra sao? Chức năng thông tin được hình thành nhằm cung cấp các thông tin cần thiết như cơ cấu cung cầu, quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, chất lượng sản phẩm, yếu tố sản xuất và phân phối sản phẩm,… Từ đó, người sản xuất và người tiêu dùng đưa ra quyết định phù hợp với lợi ích của mình.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thị trường mua bán hàng hoá là gì, các quy luật và chức năng của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hy vọng các nhà đầu tư đã có nguồn tin hữu ích và thành công đầu tư!


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

☎️ (84) 024.3552 7979

?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn

? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình

? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa

? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

Bài viết liên quan

Trả lời