TIN TỨC

Thị trường hàng hóa tại Hà Nội bảo đảm ổn định ứng phó Covid-19 

Thị trường hàng hóa tại Hà Nội

Sau diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thị trường hàng hóa tại Hà Nội vẫn đảm bảo đủ hàng hóa ứng phó, người dân tránh tích trữ hàng hóa do nguồn cung vẫn đảm bảo. Đó là khẳng định của Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan.

[Có thể bạn nên đọc]

Tình hình thị trường hàng hóa tại Hà Nội có đủ cung ứng  

Thị trường hàng hóa tại Hà Nội

Đoàn Công tác của Bộ Công thương do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra hai hệ thống siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội là Co.opmart và Big C về khả năng cung ứng và dự trữ hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống và phòng, chống dịch Covid-19. 

Theo báo cáo nhanh của các hệ thống siêu thị, lượng khách đến mua hàng có tăng nhưng không quá nhiều. Hiện nguồn cung hàng hóa tại các điểm bán của siêu thị vẫn đáp ứng đủ nhu cầu. 

Giám đốc phụ trách Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, trong tháng 8 và tháng 9, các hoạt động mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển hiệu quả, bình ổn thị trường được đưa ra như sau:

  • Đẩy mạnh hưởng ứng Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam năm 2020 như:
  • Tổ chức riêng khu trưng bày hàng hóa Việt Nam, khuyến mãi từ 30 đến 50% cho gần 30.000 sản phẩm hàng Việt Nam.
  • Giảm giá mạnh cho các mặt hàng thiết yếu, phục vụ chống dịch tại hệ thống siêu thị Co.opmart Hà Nội…

Các siêu thị cũng đẩy mạnh kênh bán hàng thương mại điện tử nhằm phục vụ nhu cầu nhân dân. Đến thời điểm hiện tại, đã có 11.748 website, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng được tiếp nhận, chấp thuận.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, lượng hàng dự trữ vẫn tăng 4-5 lần so với ngày bình thường, các nhà cung cấp đã lên kế hoạch phân bổ hàng hóa chuyển từ các tỉnh về cho hệ thống phân phối tại Hà Nội.

TP.Hà Nội hiện có 69.459 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 24 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, 718 điểm giết mổ thủ công; 454 chợ, 141 siêu thị, 25 trung tâm thương mại. 

Thành phố cũng đã phát triển 5.044ha trồng rau an toàn được quản lý, giám sát. Hiện, năng lực sản xuất, cung ứng thực phẩm của thành phố đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại được đưa về từ các tỉnh và nhập khẩu…

Các giải pháp bảo đảm hàng hóa phục vụ nhân dân

Để bảo đảm hàng hóa, phục vụ nhân dân thì các ban ngành cần có sự chủ động trong mọi công tác chuẩn bị, cụ thể như:

Thị trường hàng hóa tại Hà Nội

Đối với Sở Công Thương:

  • Xây dựng và triển khai phương án về nguồn cung hàng hóa. 
  • Đề nghị các quận, huyện, thị xã, các đơn vị sản xuất, kinh doanh chủ động xây dựng phương án bảo đảm hàng hóa phục vụ nhân dân trên từng địa bàn; chú trọng những mặt hàng bình ổn giá…
  • Tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ kết nối cung – cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố
  • Hỗ trợ xe chở hàng tiêu dùng thiết yếu và phục vụ công tác bình ổn thị trường hoạt động 24/24h trên địa bàn.

Đối với các doanh nghiệp:

  • Sản xuất, phân phối chủ động rà soát lại phương án ba về bảo đảm nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và ứng phó với các cấp độ diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội. 
  • Tiếp tục công tác phòng, chống dịch đối với người lao động trong doanh nghiệp, rà soát lại phương án kinh doanh. 
  • Các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, nước sát khuẩn trên địa bàn có kế hoạch bảo đảm sản lượng phục vụ công tác phòng, chống dịch và nhu cầu người dân.

Trên đây là một số thông tin về tình hình thị trường hàng hóa tại Hà Nội, hy vọng bạn đã nắm bắt được các thông tin đầu tư trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra. Từ đó, các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý và an toàn!

Trả lời