TIN TỨC

Sự thất bại thị trường của hàng hóa công cộng

Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn. Nhận thức được thực trạng cung cấp hàng hóa công cộng tại Việt Nam vần còn tồn tại nhiều vấn đề như  ngân sách, nguồn lực,…Vậy giải pháp nào giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước cung ứng dịch vụ hàng hóa có hiệu quả?

[Có thể bạn nên đọc]

Khái niệm hàng hóa công cộng 

Hàng hóa công cộng là hàng hóa mà lợi ích tiêu dùng của nó chỉ có thể được thụ hưởng chung giữa tất cả mọi người. Những hàng hóa này có thể cho nhiều người thụ hưởng mà không làm giảm lợi ích của người khác và không thể cản trở người khác tiêu dùng hay tiếp nhận lợi ích của hàng hóa đó.

Hàng hóa công cộng có hai thuộc tính cơ bản: Không tranh giành (non-rival) và Không loại trừ (non-exclusive).

Không có tính cạnh tranh (non-rival): Khi có thêm một người tiêu dùng hàng hóa này không làm giảm lợi ích tiêu dùng của người đang tiêu dùng hàng hóa đó. Chi phí tối đa cho việc cung cấp hàng hóa này là bằng không. 

Không có tính loại trừ (non-exclusive): Người tiêu dùng không loại trừ nhau trong việc sử dụng cùng một loại hàng hóa.

Sự thất bại thị trường của hàng hóa công cộng

Hàng hóa công thường có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra do vậy, về mặt xã hội đó là hàng hóa cần thiết được cung cấp. Nhưng với hai thuộc tính của hàng hóa công đã dẫn đến tình trạng ăn theo, kết quả là tư nhân không đầu tư, hàng hóa công không tồn tại. Dưới đây là 3 thất bại thị trường của hàng hóa công cộng.

Sự thất bại thị trường của hàng hóa công cộng

1. Thông tin bất cân xứng:

Thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) là trường hợp trong giao dịch một bên cố tình che đậy thông tin. Việc này khiến cho một phía cung hoặc cầu có nhiều thông tin hơn phía còn lại. 

Khi đó, khách hàng có ít thông tin nên có thể mua hàng với giá quá cao hay quá thấp làm thất bại thị trường, buộc chính phủ phải can thiệp.

2. Bất ổn định kinh tế: 

Tính công bằng chưa phát huy hết công dụng, một số hàng hóa công cộng vẫn chưa đến tận tay người nghèo, vùng sâu vùng xa. 

Một số vấn đề tồn tại như trục lợi, tham nhũng trong đội ngũ y tế. Đối xử phân biệt giữa những người được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước và những người trả tiền trực tiếp. 

Cơ sở dịch vụ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân gây ra nhiều tổn thất cho xã hội, tạo nên sự bất ổn định kinh tế, buộc chính phủ phải can thiệp.

Giải pháp cho thị trường của hàng hóa công cộng

Sự thất bại của thị trường hàng hóa công cộng dẫn đến sự thiếu công bằng trong xã hội. Do đó, các giải pháp đổi mới cung cấp hàng hóa công là điều vô cùng cần thiết và quan trọng đối với đời sống kinh tế-xã hội. Cụ thể:

Đẩy mạnh sự tham gia của khu vực phi Nhà nước trong cung cấp hàng hóa công cộng: 

Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục. Thực tế cho thấy, việc cung cấp hàng hóa công cộng lại được chuyển từng phần, thích hợp cho khu vực phi nhà nước. 

Bằng việc chuyển hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng cho khu vực tư nhân, nhà nước có thể sử dụng cạnh tranh giữa các nhà cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả. Đây là mục tiêu được nhiều nước hướng tới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cứng và giảm bớt chi chí.

– Cải thiện chất lượng cung cấp hàng hóa công cộng trong khu vực Nhà nước:

Các biện pháp nhằm đảm bảo cung ứng dịch vụ thiết yếu như trường học, bệnh viện, cảnh sát, bưu điện được đưa ra. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng trong việc cải cách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công trong khu vực nhà nước là yếu tố con người.

  • Nâng cao năng lực chuyên môn của công chức thông qua việc cải tiến công tác cán bộ.
  • Khuyến khích tham gia vào hoạt động quản lý, tăng cường ủy quyền và trách nhiệm cá nhân.
  • Có ý thức trong công việc, có thái độ tận tụy phục vụ khách hàng.

– Tăng cường tham gia giám sát của cộng đồng đối với việc hoạch định chính sách và đảm bảo chất lượng dịch vụ công:

Các cơ quan công quyền có trách nhiệm:

  • Tham khảo ý kiến, trao đổi thông tin của công dân, 
  • Chủ động đề xuất sáng kiến hoặc góp ý vào chính sách.
  • Phản hồi kịp thời, đầy đủ các thông tin tới người dân và các nhà cung cấp dịch vụ.

Với những thiếu sót như trên, hàng hóa công cộng cần sự can thiệp của Nhà nước đối với việc cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội.

Trả lời