TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Sắc xanh chiếm đa số trên thị trường giao dịch hàng hóa

Sắc xanh chiếm đa số trên thị trường giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch trên thị trường hàng hóa trước kỳ nghỉ lễ thưa thớt vì các nhà đầu tư đang “chốt sổ” trước khi bước sang năm mới.

Sắc xanh chiếm đa số trên thị trường giao dịch hàng hóa

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/12, hầu hết các mặt hàng trên thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh đều tăng. Lúa mì tăng vọt lên cao nhất 6 năm, ngô và đậu tương vẫn duy trì ở mức cao trong 6,5 năm; Dầu thô tiếp tục tăng khi tồn kho Mỹ giảm mạnh; Kim loại diễn biến trái chiều…

Năng lượng – Tồn kho dầu thô Mỹ giảm mạnh 6,1 triệu thùng

Dầu Brent tăng 0,5% lên 51,34 USD/thùng, sau khi có thời điểm đạt 51,56 USD; Dầu thô WTI tăng 0,83% 48,40 USD/thùng. Tuy nhiên, so với các mức lần lượt là 66 USD và 62 USD hồi đầu năm thì giá cả 2 loại hiện đều thấp hơn đáng kể.

Giá dầu tăng tiếp tục nhẹ sau thông tin lượng tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm và Anh phê duyệt loại vaccine Covid-19 thứ 2. Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi áp lực gia tăng nguồn cung trong khi triển vọng nhu cầu vẫn còn nhiều bất trắc.

Về nguồn cung, theo dữ liệu từ hãng dịch vụ dầu khí Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ tăng thêm 3 giàn lên 351 giàn khoan đang hoạt động trong tuần kết thúc ngày 31/12. 

Bên cạnh đó, theo báo cáo thống kê từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ đã giảm 6.065 triệu thùng xuống còn 493.469 triệu thùng. Tồn kho xăng giảm 1.192 triệu thùng xuống còn 236.562 triệu thùng trong khi tồn kho nhiên liệu chưng cất tăng 3.095 triệu thùng lên mức 152.029 triệu thùng.

Trước đó, Viện Dầu khí Mỹ (API) đã báo cáo tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm mạnh 4.785 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 25/12. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất cũng được báo cáo đồng loạt giảm lần lượt 0.718 triệu thùng và 1.877 triệu thùng.

Ngày 4/1 tới, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đồng minh, trong đó có Nga (OPEC+) sẽ họp về việc nâng sản lượng dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày kể từ tháng 1/2021.

Giá xăng RBOB tăng 1,67% lên mức 1,4013 USD/gallon, cao nhất trong 9 tháng. Ngược lại, giá khí gas tự nhiên giảm nhẹ 0,9% xuống 2,422 USD/MMBtu.

Nguyên liệu công nghiệp – Bông, đường, cacao đồng loạt tăng nhờ USD suy yếu

Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2018 so với các đồng tiền đối tác chủ chốt khác hỗ trợ giá nhiều mặt hàng như dầu, bông, đường, cacao… đi lên. USD thấp khiến các hàng hóa được mua bằng đồng Dollar này trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Giá đường thô tăng 1,6% lên 15,28 cents/lb bất chấp thời tiết đang thuận lợi tại các vùng gieo trồng mía đường ở Brazil. Mức tăng mạnh ở phiên thứ 7 liên tiếp này vẫn do những ảnh hưởng tích cực từ gói cứu trợ của chính phủ Mỹ. 

Các nhà phân tích cho biết, Indonesia sẽ tăng nhập khẩu đường trong nửa đầu năm 2021 lên cao hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Giá cacao đóng cửa tăng mạnh 3,6% lên 2,597 USD/tấn sau 2 phiên giảm liên tiếp trước đó. Tồn kho cacao trên sàn London ở mức thấp, cùng với nguồn cung eo hẹp đã hỗ trợ cho giá cacao.

Hợp đồng bông kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 1,25% lên mức 77,97 cents/lb, đây là phiên tăng thứ 6 liên tiếp nhờ sự suy yếu của đồng Dollar và các số liệu tích cực trong báo cáo bán hàng của USDA.

Giá cà phê Arabica không đổi so với phiên trước đó, đóng cửa phiên vẫn đạt mức 125,4 cents/lb. Tuy nhiên, cà phê Robusta lại diễn biến trái chiều khi giá giảm 0,51% xuống mức 1,376 USD/tấn.

Giá cao su RSS3 trên sàn OSE giảm 2,06% về mức 228,4 JPY/kg, giảm cùng xu hướng với giá ở sàn Thượng Hải do nhu cầu yếu.

Điều kiện không khí ở một số nơi thuộc miền Bắc Trung Quốc được cải thiện có thể giúp thúc đẩy hoạt động của các nhà máy sản xuất săm lốp ở những khu vực này, từ đó đẩy nhu cầu cao su đi lên. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng điện ở các tỉnh phía nam nước này cũng như xuất khẩu lốp xe giảm do dịch Covid-19 tiếp tục gây áp lực giảm giá.

Nông sản – Argentina đình chỉ hoạt động xuất khẩu ngô

Bộ Nông nghiệp Argentina cho biết, nước này sẽ tạm dừng hoạt động xuất khẩu ngô cho tới ngày 1/3 năm sau. Đây là một trong những biện pháp để bảo vệ cho nguồn cung và đảm bảo cho vấn đề an ninh lương thực, trong bối cảnh vụ mùa khu vực Nam Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi điều kiện thời tiết hạn hán.

Argentina là một trong những quốc gia đứng đầu trong việc cung cấp ngô, đậu tương và lúa mỳ tới các nước trên thế giới.

Giá ngô và đậu tương CBOT vẫn duy trì ở mức giá cao nhất 6.5 năm trong phiên hôm qua bất chấp việc cuộc đình công của các công nhân cảng tại Argentina đã kết thúc.

Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 1.8% lên mức 474.5 cents/bushel trong khi đậu tương cùng kỳ hạn cũng tăng 0.4% lên mức 1,300.5 cents/bushel, vượt qua mức kháng cự tâm lý 1,300 cents.

Lực tăng của giá đậu tương cũng kéo giá khô đậu tương tăng 0.9% lên mức 427.8 USD/tấn. Việc Mỹ cấm nhập khẩu dầu cọ Malaysia vì vấn đề lao động trẻ em cũng làm tăng nhu cầu dầu đậu tương của nước này, hỗ trợ cho giá dầu đậu tăng 0.3% lên 41.86 cents/lb.

Giá lúa mỳ tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2014, mức tăng 3.4% lên 639.5 cents/bushel nhờ lực mua kỹ thuật của nhà đầu tư.

Các quỹ tiếp tục mua vào khối lượng lớn các hợp đồng nông sản trong phiên hôm qua. Trong đó, có tới 20,000 hợp đồng lúa mỳ, 15,000 hợp đồng ngô và 10,000 lượng mua ròng đậu tương.

Kim loại quý và cơ sở diễn biến trái chiều nhau

Bạc và bạch kim đi lên khá mạnh nhờ sự suy yếu của USD trong khi đồng và quặng sắt đóng cửa lại giảm.

Giá bạc kỳ hạn tháng 3 tăng 1,36% lên 26,573 USD/ounce, bạch kim kỳ hạn tháng 1 tăng 1,51% lên mức 1072,6 USD/ounce. Tâm lý trú ẩn đối với kim loại quý vẫn được duy trì ở mức khá cao trên thị trường khi số ca nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng không ngừng và ngày càng phức tạp. 

Lực bán áp đảo giảm các kim loại cơ sở trong phiên hôm qua. Giá đồng giảm 0,18% xuống 3,549 USD/lb, giá quặng sắt trên sàn SGX giảm 1,82% xuống còn 157,92 USD/tấn. 

Tâm lý chốt lời, đóng trạng thái sớm của giới đầu tư trước kỳ nghỉ lễ Năm mới đã cản đà tăng hoặc chính là nguyên nhân khiến giá giảm của nhiều mặt hàng.

Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời