TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc chưa phục hồi khiến kim loại cơ bản không có nhiều cơ hội tăng giá

Tâm lý trên thị trường kim loại cơ bản vẫn đang rất thận trọng với cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc

Sắc đỏ quay trở lại thị trường kim loại khi lực bán dồn dập khiến cho cả 4 mặt hàng đồng loạt suy yếu. 

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 27/09/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc chưa phục hồi khiến kim loại cơ bản không có nhiều cơ hội tăng giá

Thị trường kim loại quý giảm khá mạnh trong phiên vừa qua khi USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng tăng do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/09, giá bạc giảm 1% xuống 22,5 USD/ounce, giá bạch kim giảm mạnh 2,2% còn 960 USD/ounce. Bất chấp việc dòng tiền dịch chuyển khỏi các thị trường đầu tư mạo hiểm, như thị trường chứng khoán và thị trường tiền điện tử, giá của các mặt hàng kim loại quý vẫn lao dốc bởi các nhà đầu tư đang ưu tiên nắm giữ tiền mặt để tránh rủi ro từ biến động của thị trường. 

Chỉ số Dollar Index tăng lên 93.77 điểm, mức cao nhất trong vòng 10 tháng.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng mạnh lên 1,54%, cao nhất trong vòng 3 tháng, phản ánh tâm lý lo ngại trước các chính sách thắt chặt tiền tệ của FED. 

Lạm phát cao luôn có lợi cho thị trường kim loại quý vốn được coi như một hàng rào chống lại lạm phát. Tuy nhiên, USD và lợi suất trái phiếu tăng lại tác động tiêu cực lên giá vàng, bạc và bạch kim bởi nó khiến các mặt hàng này trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Vì vậy, giá của bạc và bạch kim sẽ khó được hưởng lợi từ mức lạm phát leo thang khi nền kinh tế mở cửa trở lại, mà thay vào đó sẽ gặp sức ép nặng nề do đồng bạc xanh có thể tiếp tục tăng mạnh trong thời gian sắp tới, nhất là sau khi FED tiến hành giảm mua trái phiếu vào tháng 11 và tăng lãi suất trong năm sau.

Ở thị trường kim loại cơ bản, giá đồng trên sàn COMEX tiếp tục giảm 1% còn 4.2465 USD/pound. Trên sàn giao dịch London, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng đã giảm 1,1% xuống 9.274 USD. Trong bối cảnh thị trường tài chính còn nhiều biến động, và nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc vẫn chưa được phục hồi, giá đồng gần như chưa có cơ hội tăng mạnh. 

Lo ngại về tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới – có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự tăng mạnh của đồng USD gây áp lực lên giá các kim loại cơ bản.

Tại Trung Quốc, sự thiếu hụt nguồn cung cấp than, các tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe và nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà sản xuất và ngành công nghiệp đã đẩy giá than lên mức cao kỷ lục và gây ra tình trạng hạn chế sử dụng điện trên diện rộng.

Tăng trưởng lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc đã chậm lại trong tháng thứ sáu do các nhà máy chống chọi với giá hàng hóa cao, dịch Covid-19 bùng phát và tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Giá quặng sắt quay đầu giảm mạnh hơn 5% về 112,8 USD/tấn.

Ngoài những chính sách kiểm soát sản lượng của Bắc Kinh, khủng hoảng nợ của tập đoàn bất động sản Evergrande có thể khiến các nhà chức trách Trung Quốc tiến hành “trấn áp” các hoạt động xây dựng, và làm giảm nhu cầu tiêu thụ với thép. Giá của quặng sắt, vốn là một nguyên liệu đầu vào quan trọng, cũng sẽ không có nhiều cơ hội tăng giá.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời