TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Theo Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Chính phủ quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Trong đó, điều kiện thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và thành viên của Sở được quy định như thế nào? Hãy cùng Finvest tìm hiểu nhé!

Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

[Có thể bạn nên đọc]

Điều kiện thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Điều kiện 1: Vốn điều lệ từ một trăm năm mươi (150) tỷ đồng trở lên.

Điều kiện 2: Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể:

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Hệ thống máy chủ:

– Hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng trong trường hợp hệ thống xảy ra sự cố;

– Đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố;

Phần mềm ứng dụng: 

– Thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;

– Có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm;

– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, nếu có.

Điều kiện 3: Điều lệ hoạt động không trái với các quy định của Nghị định này. 

Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về sở giao dịch hàng hóa Việt Nam quy định thành viên tham gia như thế nào?

Tại Điều 17 Nghị định 158/2006/NĐ-CP Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

– Có 2 thành viên chính của Sở Giao dịch hàng hóa gồm:

+ Thành viên kinh doanh.

+ Thành viên môi giới.

Nhiệm vụ của thành viên:

– Các thành viên kinh doanh được thực hiện các hoạt động kinh doanh và hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Các thành viên môi giới được thực hiện các hoạt động môi giới hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Trong trường hợp các thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, có quyền đề nghị Sở giao dịch hàng hóa chấp nhận tư cách thành viên.

FINVEST – Thành viên kinh doanh đầu tiên của sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Sàn giao dịch hàng hóa phái sinh

Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị – Finvest là thành viên kinh doanh chính thức đầu tiên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, chuyên giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn. 

Với 7 năm kinh nghiệm trong nghề, hiện Finvest đã được cấp phép giao dịch 21 mặt hàng chia thành bốn nhóm: Nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp và nhóm hàng năng lượng. 

Khi tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh tại FINVEST, bạn sẽ được hưởng ưu đãi cực lớn với:

– Nền tảng giao dịch chuyên nghiệp, thao tác đơn giản, nhanh chóng mà không lo ngại về vấn đề sự cố gián đoạn.

– Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có năng lực về đầu tư thị trường và quản lý rủi ro mang lại chiến lược hiệu quả, an toàn cho nhà đầu tư.

– Nguồn thông tin hữu ích về bản tin tức hàng hóa trong và ngoài nước, báo cáo giao dịch cập nhật liên tục để khách hàng có hướng đầu tư chính xác.

Hãy để FINVEST đồng hành cùng quý khách hàng trên bước đường đầu tư hàng hóa phái sinh thành công. Đừng ngần ngại, nhấc máy và liên hệ ngay 024.3552.7979 để được tư vấn!


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

☎️ Tel: +(84) 024.3552 7979

?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn

? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình

? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa

? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

Bài viết liên quan

Trả lời