PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Năm 2022, mặt hàng nào tiềm năng để đầu tư?

Năm 2022, mặt hàng nào tiềm năng để đầu tư?

Thị trường giao dịch hàng hóa tăng trưởng vượt trội trong năm 2021, đầu tư vào lĩnh vực này năm qua lợi nhuận vượt xa so với chứng khoán, USD và trái phiếu. Tiềm năng của thị trường này vẫn còn rất lớn, vậy năm 2022 đâu sẽ là mặt hàng đáng để các nhà đầu tư “rót tiền”?

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 11/01/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Năm 2022, mặt hàng nào tiềm năng để đầu tư?

Chỉ số giá hàng hóa do S&P Goldman Sachs theo dõi (S&P Goldman Sachs Commodity Index – GSCITR) đã tăng 35% trong năm nay, lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ vượt qua mức tăng trưởng của chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500. So sánh trong năm 2021, chỉ số S&P 500 đã tăng 23%, chỉ số đô la Mỹ (Dollar index) tăng 7%, trong khi trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 3%.

Những mặt hàng nổi bật của năm 2021 và dự báo cho năm 2022

NĂNG LƯỢNG: Giá than, khí đốt tự nhiên và dầu thô đều tăng lên các cao kỷ lục lịch sử dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu nghiêm trọng.

Giá xăng dầu và khí tự nhiên hồi phục trở lại

Dầu thô là một trong những hàng hóa nằm trong top đầu những mặt hàng tăng giá năm 2021, với sự phục hồi từ 50% đến 60% và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 khi nhu cầu nhiên liệu máy bay hồi phục mạnh mẽ.

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường Châu Á đã tăng hơn 200%, trong khi giá hợp đồng tham chiếu của mặt hàng than cũng trên thị trường Châu Á tăng gấp đôi.

Giá dầu phụ thuộc vào sự cân bằng cung/cầu dầu trên toàn cầu. Theo dự báo mới nhất của IEA, nhu cầu dầu thế giới năm 2022 sẽ tăng 5,4 triệu thùng/ngày, cũng trở lại mức trước đại dịch.

Credit Suisse kỳ vọng giá dầu sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi nhu cầu, có nhiều khả năng sẽ sớm trở lại xu hướng hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh về nguồn cung có thể gia tăng khi các nước ngoài OPEC dự kiến tăng mạnh sản xuất.

Trong khi đó, Koen Straetmans, chiến lược gia đa lĩnh vực của công ty NN Investment Partners ở Hà Lan – quỹ quản lý 298 tỷ euro cho biết: “Trong ngắn hạn, vài tháng tới, sẽ vẫn còn xảy ra tình trạng cung không đủ cầu, vì vậy chúng tôi vẫn đánh giá tích cực về giá dầu trong những tháng mùa đông. Bước sang năm tới, tôi dự đoán nguồn cung sẽ có phản ứng khá tốt … nên thị trường về nguyên tắc sẽ chuyển dịch theo hướng dư cung.”

KIM LOẠI: Nhóm kim loại cơ bản có sự tăng giá nổi bật hơn kim loại quý trong năm 2021

Giá quặng sắt tăng vọt khi dòng vốn của các nhà đầu tư Trung Quốc quay lại thị trường

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc và châu Âu ảnh hưởng đến sản xuất nhôm, khiến giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London (LME) tăng hơn 40% trong năm 2021 và là năm tăng thứ 2 liên tiếp.

Quặng sắt cũng là mặt hàng có biến động đáng chú ý, giá quặng sắt đạt mức cao kỷ lục vào tháng 5/2021, nhưng đã giảm bớt trong nửa cuối năm 2021 giữa bối cảnh Trung Quốc hạn chế sản lượng nghiêm ngặt.

Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn LME đã tăng 3 năm liên tiếp, đồng giao dịch trên các Sở đều tăng hơn 20%.

Các nhà phân tích nhận định, thị trường kim loại cơ bản sẽ hoạt động tốt hơn nhóm kim loại đen trong thời gian tới vì quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ thúc đẩy nhu cầu, trong khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng có thể vẫn tiếp diễn.

City cho biết: “Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm giá nhôm sau giai đoạn này sẽ tăng mạnh, và sẽ tiếp tục tăng thêm khoảng 40-50% trong ba năm tới. Nguồn cung nhôm có thể sẽ bị hạn chế bởi quá trình khử cacbon, và do đó mặt hàng nhôm sẽ hưởng lợi khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng.”

Trong khi đó, Moran Stanley cho rằng: “Giá đồng có khả năng sẽ tiếp tục biến động nhiều và dễ bị ảnh hưởng bởi các động thái mang tính chất vĩ mô, với lượng tồn kho thấp và hoạt động mua bán cầm chừng, trong khi các quy định mới ở Malaysia đang khiến thị trường phế liệu đồng bị thắt chặt dần lại. Chúng tôi dự báo giá đồng sẽ giảm từ nửa cuối năm 2022 do cung tăng nhanh hơn cầu, khiến cán cân chuyển sang thặng dư.”

Giá quặng sắt cũng vẫn sẽ biến động nhiều và phục thuộc vào tình hình tại Trung Quốc về nhu cầu sắt thép, chính sách hạn chế và diễn biến dịch bệnh…

Đối với các mặt hàng kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim có sự đi lên vào đầu năm nhưng đến cuối năm chững lại. Kim loại quý phải đối mặt với các tác động đan xen giữ vai trò trú ẩn trong bối cảnh lạm phát lẫn và vai trò trong công nghiệp.

Theo các nhà phân tích cho, giá kim loại quý có thể sẽ hạ nhiệt do nhu cầu gia tăng đối với các tài sản rủi ro cao như kim loại công nghiệp, chứng khoán và các thị trường khác.

NÔNG SẢN: Nhóm hàng được giao dịch nhiều nhất tại thị trường Việt Nam

Thị trường hàng hóa thế giới "nóng" trở lại

Theo thống kê từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), nông sản là nhóm có khối lượng giao dịch nhiều nhất tại thị trường Việt Nam, chiếm gần 55%. Trong đó: Dầu đậu tương chiếm 16,4%, ngô 12,6%, lúa mì Chicago 12,1%, đậu tương 8,9% và khô đậu tương 4,6%.

Giá đậu tương kỳ hạn trên Sở giao dịch Chicago đã tăng năm thứ 3 liên tiếp, trong khi dầu đậu tương tăng giá hơn 30%, giá ngô cũng cao hơn gần 25%, và lúa mì tăng hơn 20%. Nguồn cung hạn chế do thời tiết bất lợi và nhu cầu mạnh thường thúc đẩy thị trường nông sản.

Giá lúa mì Mỹ đã được giao dịch ở mức cao nhất kể từ năm 2012 do các dự báo về lượng tồn kho cuối năm 2021/22 trên toàn cầu suốt năm vừa qua liên tục bị hạ thấp. Tuy nhiên, nguồn cung sẽ được cải thiện trong mùa vụ tới và giá sẽ giảm xuống.

Đối với ngô và đậu tương, triển vọng đang trở nên phức tạp hơn khi cường độ La Nina gia tăng và tình trạng tắc nghẽn các nguyên liệu đầu vào cho cây trồng có thể kéo dài tới nửa đầu năm 2022.

Với các yếu tố cơ bản trên thị trường các loại ngũ cốc chủ chốt và hàng hóa mềm vẫn bị thắt chặt, một vài phiên giá giảm gần đây là cơ sở điều chỉnh hợp lý để giá sớm quay trở lại xu hướng tăng.

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP: Cà phê nổi bật nhất khi tăng đến 80%

Giá cà phê thế giới nhanh chóng lấy lại đà tăng và vẫn đang được hỗ trợ trong ngắn hạn

Mức tăng mạnh nhất của thị trường hàng hóa trong năm 2021 phải kể đến cà phê. Giá cà phê Arabica tăng gần 80%, ghi nhận lợi nhuận năm thứ hai liên tiếp, còn Robusta tăng 70% do các vấn đề về chuỗi cung ứng và nhu cầu gia tăng, lấy lại toàn bộ những gì đã mất trong 3 năm trước đó.

Giá đường thô tăng hơn 20%, phục hồi năm thứ ba liên tiếp, trong khi đường trắng cũng tăng tương tự khi sản lượng giảm ở nhà sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil – vì hạn hán và băng giá.

Dầu cọ Malaysia tăng giá hơn 30% trong năm qua và cũng là năm tăng thứ 3.

Nếu trong năm nay tình trạng gián đoạn hậu cần giảm bớt, nhu cầu hàng hóa toàn cầu sẽ tăng mạnh, do các ngành sản xuất bắt kịp với việc tái cung ứng, trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu dự kiến sẽ dồi dào hơn.

Các nhà phân tích và các thương nhân cũng nhận định kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022, từ đó nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng mạnh và thúc đẩy giá tăng tiếp, mặc dù sẽ ít có khả năng tái diễn tốc độ tăng giá mạnh mẽ như năm 2021.

Các tiêu chí lựa chọn mặt hàng để đầu tư:

+ Xét mức ký quỹ: Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, MXV đang niêm yết giao dịch 32 mặt hàng đang dạng thuộc 4 nhóm: Nông sản; Năng lượng; Kim loại và Nguyên liệu công nghiệp, với các mức ký quỹ khác nhau, và chỉ từ 10 triệu đồng. Trong số 4 nhóm trên, Nông sản có nhiều mặt hàng có mức ký quỹ thấp nhất, sau đó đến nhóm Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại và Năng lượng. 

Ngoài ra, các hợp đồng mini và micro như (dầu thô WTI micro, dầu Brent mini, đậu tương mini, lúa mì mini, ngô mini,…) sẽ có mức ký quỹ ban đầu thấp hơn các hợp đồng fullsize. 

Xem chi tiết mức ký quỹ TẠI ĐÂY

+ Tính thanh khoản của mặt hàng: Thanh khoản càng cao thì việc mua/bán lệnh ở mức giá mong muốn càng dễ khớp.

Nhìn chung, giao dịch hàng hóa là thị trường có tính thanh khoản cao, các mặt hàng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn mở vị thế nhất bao gồm: Dầu thô, ngô, đậu tương, bạc, quặng sắt, đồng, cà phê.

Xem thêm: 9 hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới

+ Thông tin thị trường: Giao dịch hàng hóa là thị trường toàn cầu nên đối với các nhà đầu tư Việt Nam việc theo dõi thông tin ảnh hưởng có đôi chút khó khăn. Hãy lựa chọn mặt hàng mà mình có sự am hiểu để dễ dàng hơn cho quá trình giao dịch. Điều này giúp nhà đầu tư kịp thời nắm bắt biến động của giá hàng hóa và điều chỉnh kế hoạch giao dịch.

+ Độ biến động, chiến lược giao dịch: Tính dao động mạnh trên thị trường này là con dao 2 lưỡi đối với các nhà đầu tư. Với những người lựa chọn kế hoạch lướt sóng, việc giá càng biến động cao thì cơ hội kiếm lời càng lớn. Tuy nhiên, đối với trader giao dịch theo chiến lược dài hạn, thị trường liên tục lên – xuống sẽ là nguy cơ ‘đe dọa’ rất lớn tới số tiền trong tài khoản.

Tổng hợp.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời