TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá quặng sắt liên tục tăng cao, phải chăng đây là cơ hội cho các nhà giao dịch?

Giá quặng sắt

Đầu tháng 2/2021, Ngân hàng đầu tư Credit Suisse dự báo giá quặng sắt sẽ đạt 150 USD/tấn trong năm 2021. Nhưng chỉ 2 tuần sau khi ngân hàng này đưa ra dự báo đó, giá giao dịch quặng sắt trên sàn đã vượt mức ấy, vào ngày 25/2 đạt 164 USD/tấn.

[Có thể bạn nên đọc]

Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?

> Thay đổi mức ký quỹ giao dịch Đường và Cao su từ ngày 02/03/2021

4 Loại lệnh quan trọng trong hàng hóa phái sinh

Giá quặng sắt liên tục tăng cao, phải chăng đây là cơ hội cho các nhà giao dịch?
Nhu cầu quặng sắt tăng từ khắp nơi trên thế giới trong khi nguồn cung sụt giảm

Quặng sắt là kim loại có giá tăng mạnh nhất trong năm 2020. Nhu cầu của Trung Quốc mạnh mẽ và nguồn cung sụt giảm đã cùng góp phần thúc đẩy giá tăng kéo dài từ năm 2020 sang năm 2021.

So sánh thời điểm cuối tháng 2/2020 với một năm trước đó ta thấy giá quặng sắt kỳ hạn đã tăng hơn 70% trong giai đoạn tháng 2/2020 – tháng 2/2021, đạt mức cao chưa từng có trong vòng 7 năm.

Tại sao giá quặng sắt liên tục tăng cao? - Ảnh 1.

Giá quặng sắt tăng gần gấp đôi trong một năm qua.

Hồi tháng 12/2020, giá quặng sát kỳ hạn tham chiếu trên sàn Singapore tăng 5,7% lên 155 USD/tấn, trong khi đó quặng sắt trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tăng 10% và vượt 1.000 CNY (152,9 USD)/tấn lần đầu tiên trong lịch sử, giữa bối cảnh giá thép cây và thép cuộn cán nóng trên sàn Thượng Hải đều tăng mạnh.

Quặng sắt đã thực sự trở thành mặt hàng cực kỳ quan trọng ở châu Á nói riêng và trên toàn cầu nói chung, có quy mô thị trường lớn tương tự như mặt hàng dầu mỏ. Đó là lý do chính đẩy giá quặng sắt thế giới đã tăng mạnh trong thời gian qua.

Với thực tế đó, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã yêu cầu Cục Quản lý về Quy chế thị trường và Ủy ban chứng khoán Quốc gia điều tra về giá quặng sắt.

Tại sao giá quặng sắt liên tục tăng cao? - Ảnh 2.

Giá giao dịch quặng sắt trên sàn Singapore cao nhất gần một thập kỷ.

Với việc các thị trường mới nổi đang không ngừng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hướng tới đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu, nhu cầu hàng hóa không ngừng tăng cao, nhất là quặng sắt – thành phần chính trong sản xuất thép.

Các nhà sản xuất thép Châu Á đang tăng cường sản xuất các sản phẩm thép khác nhau, nhất là thép thanh vằn, thép tấm và thép cuộn cán nóng. Thép cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành đóng tàu, xây dựng và nhiều ứng dụng khác.

Hãng khai thác quặng sắt hàng đầu thế giới, Rio Tinto nhận định quặng sắt đang bước vào giai đoạn “sung sức” với nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà sản xuất thép. Chính Rio Tinto cũng đã và đang chứng kiến nhu cầu mua rất mạnh mẽ từ khách hàng Trung Quốc. Kể cả trong giai đoạn đại dịch Covid-19, ngành xây dựng của Trung Quốc vẫn “bùng nổ”. Câu chuyện với tập đoàn BHP cũng tương tự.

Đáng chú ý, nhu cầu thép không chỉ tăng ở Trung Quốc, mà ở cả Mỹ và EU, những thị trường thép chủ chốt trên thế giới. 

Tình hình tại các nước xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới

Các nước xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới là Australia và Brazil.

Australia là nhà cung cấp quặng sắt chủ chốt cho Trung Quốc. Căng thẳng địa chính trị giữa 2 nước này cũng đang tác động đến giá quặng sắt. Năm 2020, căng thẳng giữa 2 nước gia tăng sau khi Australia đề xuất một cuộc điều tra toàn diện về việc dịch bệnh Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc – điều đã gây ra một cuộc chiến thương mại song phương sau đó, khiến cho nguồn cung từ Australia tới Trung Quốc bị gián đoạn, từ đó gây áp lực lên giá quặng sắt. 

Các nhà máy thép Trung Quốc đã phải tăng cường mua quặng sắt để đề phòng tình huống Australia siết chặt hơn nữa những hạn chế thương mại giữa 2 bên. 

Trong khi đó, xuất khẩu quặng sắt từ Brazil không thuận lợi sau thảm họa vỡ đập chứa chất thải của hãng Vale, làm chết 270 người và làm “rung chuyển” thị trường sắt thép năm 2019. Sản xuất của Vale kể từ đó vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn. Cho đến thời điểm hiện tại, Vale vẫn dự đoán kém lạc quan về sản lượng của mình cho tới năm 2023.

Triển vọng thị trường ngắn và trung hạn

Hãng Severstal, một trong những hãng sản xuất thép lớn nhất của Nga, tin rằng tình trạng thiếu cung quặng sắt trên thế giới hiện nay sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa. Quan điểm này tương tự như nhận định chung của giới phân tích. Họ cho rằng, mức giá 155 – 160 USD/tấn quặng sắt vốn đã là rất cao, nhưng ít có khả năng sẽ giảm trong ngắn hạn. Còn về dài hạn, giá giao dịch quặng sắt sẽ tùy thuộc vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Do giá quặng sắt tăng cao, giá cổ phiếu của các công ty khai thác quặng sắt đều tăng mạnh. Theo đó, cổ phiếu của Rio Tinto tăng 36% trong năm vừa qua, còn của BHP Group tăng 64% tại London và tăng 47% ở New York. Kể cả cổ phiếu của Vale – vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua – cũng tăng 66%.

Cổ phiếu tăng giá tạo thêm nguồn tài chính cho các công ty quặng sắt quay lại đầu tư vào hoạt động khai thác để bù đắp chỗ thiếu hụt nguồn cung.

Tuy nhiên, hoạt động này cũng còn phụ thuộc nhiều vào việc triển khai tiêm chủng vaccine để cho các nền kinh tế hồi phục.

Tham khảo: Valuethemarkets, Bloomberg, DN&TT.

Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời