TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá dầu vững đà tăng với những dấu hiệu cho thấy nguồn cung bị thắt chặt

Nguồn cung thắt chặt tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu

Giá dầu vẫn tăng cao bởi thông tin OPEC+ tăng sản lượng không quá bất ngờ với thị trường. Thay vào đó là những tin tức xoay quanh bất ổn leo thang tại Kazakhstan và việc dừng cung cấp tại Libya – các thành viên của OPEC+.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 06/01/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Giá dầu vững đà tăng với những dấu hiệu cho thấy nguồn cung bị thắt chặt

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/1/2022, giá dầu thô Brent tăng 1,47% lên 81,99 USD/thùng, dầu thô WTI tăng mạnh hơn 2% lên 79,46 USD/thùng, trong phiên hợp đồng này có lúc đã chạm mức 80,24 USD/thùng.

Giá dầu vẫn tăng bất chấp OPEC+ đồng ý duy trì tăng sản lượng và tồn kho nhiên liệu của Mỹ tăng. Mặc dù hạn ngạch sản xuất của OPEC+ tăng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 2 nhưng dựa vào số liệu của những tháng gần đây thì có thể hiểu được rằng tổng sản lượng thực tế của nhóm sẽ không thể cao như kỳ vọng. Theo khảo sát của Reuters sự gia tăng sản lượng của OPEC+ trong tháng 12/2021 một lần nữa không đạt mức tăng theo thỏa thuận của OPEC+, cho thấy những hạn chế về năng lực.

Thêm vào đó, một số quốc gia trong nhóm đang chưa thể tăng sản lượng theo kế hoạch do gặp phải khó khăn trong khâu sản xuất.

Bạo loạn ở Kazakhstan có thể sẽ khiến OPEC+ khó mà duy trì được hạn mức sản lượng trong tháng này. Nga đã cử lính dù tới Kazakhstan để dập tắt cuộc nổi dậy trên toàn quốc, sau khi bạo lực gây chết người lan rộng khắp đất nước thuộc Liên Xô cũ này. Nước này sản xuất khoảng 1,6 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Trong khi đó tại Libya, sản lượng dầu ở mức 729.000 thùng/ngày, giảm từ mức cao hơn 1,3 triệu thùng/ngày năm ngoái do bảo dưỡng và đóng cửa mỏ dầu.

Hạn ngạch sản xuất của các quốc gia OPEC+

Hạn ngạch sản xuất dầu của các quốc gia OPEC+. Nguồn MXV.

Ngay cả khi các nước sản xuất hàng đầu có đủ công suất sản xuất dự phòng để bù đắp cho sụt giảm của những nước này, thì đây cũng không phải giải pháp vì quy định OPEC+ không cho phép điều này xảy ra. Nguyên nhân chính là vì khi các quốc gia sản xuất ít hơn hạn ngạch cho phép có thể tăng sản lượng trở lại, thì các nước tăng sản lượng để bù đắp cho phần thiếu hụt cũng sẽ không thể giảm sản lượng nhanh chóng mà không phải chịu thiệt hại về tài chính.

Việc giá dầu ở mức cao như hiện nay sẽ là động cơ để các nhà sản xuất lớn sản xuất thêm và thu về nhiều lợi nhuận hơn. Nếu chính sách hiệu quả, OPEC+ khả năng cao vẫn sẽ duy trì tăng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng trong những tháng tiếp theo.

JP Morgan dự báo dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 88 USD/thùng trong năm 2022, tăng từ 70 USD/thùng trong năm ngoái.

Trong khi đó, sau sự kiện OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới – Saudi Arabia đã giảm giá bán chính thức cho tất cả các loại dầu thô cho khách hàng châu Á trong tháng Hai ít nhất là 1 USD/thùng.

Saudi Aramco – Tập đoàn dầu mỏ quốc gia khổng lồ của Saudi Arabia – được cho là sẽ giảm giá sâu trong tháng 2 sau khi giá ở Trung Đông và giá giao ngay giảm trong tháng trước do nguồn cung tăng. Giá dầu thô đầu vào giảm có thể hỗ trợ lợi nhuận cho các nhà máy lọc dầu trên khắp châu Á.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời