TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá cà phê bứt phá hơn 10%, Brazil đang phải đối mặt với đợt sương giá lớn nhất trong 25 năm

Sản lượng và nhu cầu đối với cà phê Robusta có xu hướng cao hơn Arabica

Giá 2 loại cà phê giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh biến động rất mạnh trong phiên hôm qua. Đóng cửa phiên, giá cà phê Arabica bứt phá mạnh 10% do lo ngại thời tiết băng giá tại Brazil.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 22/07/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Giá cà phê bứt phá hơn 10%, Brazil đang phải đối mặt với đợt sương giá lớn nhất trong 25 năm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/07, giá 2 mặt hàng cà phê vẫn tiếp tục bứt phá mạnh. Cà phê Arabica tăng đến 10% lên 1,9365 USD/lb, trong phiên giá đã đạt 1,95 USD/lb cao nhất kể từ tháng 11/2014 và tăng gần 20% trong tuần này. Trong khi đó, giá Robusta cũng tăng hơn 6% lên 1889 USD/tấn. Chỉ trong vòng hơn nửa năm, giá cả 2 loại cà phê này đã tăng hơn 30%.

Mức tăng mạnh mẽ của phiên hôm qua chủ yếu nhờ vào sự lo ngại của thị trường khi mà các khu vực trồng cà phê chủ đạo của Brazil bị ảnh hưởng nặng nề bởi sương giá. Các nhà tư vấn của Safras & Mercado cho biết đây có thể là đợt sương giá lớn nhất trong hơn 25 năm. Sản lượng niên vụ tới có thể bị tổn thất rất nặng nề, sơ bộ thiệt hại đang được đánh giá lên đến 1-2 triệu bao.

Theo Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ, xác suất La Nina xuất hiện trở lại khoảng 45% trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, khoảng 55% từ tháng 9 đến tháng 11 và khoảng 62% từ tháng 10 – 12.

Sương giá có thể làm cháy lá và cành cây, làm giảm tiềm năng sản lượng của năm 2022. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi cây cà phê đang ở cuối chu kỳ 2 năm và sẽ cho sản lượng nhiều hơn vào vụ mùa tới. Trên thực tế, vụ thu hoạch Arabica hiện tại đã gây thất vọng thực sự, hạn hán đã làm hỏng hạt cà phê, làm cho hạt nhỏ hơn hoặc rỗng.

Các vấn đề thời tiết còn làm gia tăng sự chậm trễ của chuyến hàng từ Colombia do bất ổn chính trị và giá cước tàu biển tăng cao khiến các thương nhân khó vận chuyển hạt cà phê đi khắp thế giới. Nhiều khách mua đang trì hoãn các giao dịch trong bối cảnh chi phí biến động và lo ngại dịch bệnh Covid-19 và các biến thể làm giảm nhu cầu dưới mức trước đại dịch.

Tại Việt Nam – nước xuất khẩu Robusta số 1 thế giới – nguồn cung khan hiếm, nhu cầu yếu và những hạn chế của chính phủ để kiềm chế sự lây lan của virus corona đã làm giảm doanh số bán ra.

Kể từ sau khi chính phủ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội khắp các tỉnh phía Nam, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các thương nhân trong và ngoài nước đang hết sức lo lắng nguồn cung cà phê sẽ bị gián đoạn. Việc vận tải khó khăn hơn, cộng thêm các thủ tục xét nghiệm tại cảng biển, sẽ khiến thời gian cung ứng sang các thị trường nhập khẩu lớn bị chậm trễ.

Trong khi đó, tồn kho cà phê Robusta đạt chuẩn trên Sở ICE London liên tục suy giảm trong suốt tháng 06 khiến giá cà phê bị đẩy lên cao đối với các kỳ hạn tháng gần, vượt xa các hợp đồng kỳ hạn tháng xa.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời