TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Cuộc khủng hoảng năng lượng dự kiến sẽ càng thêm trầm trọng khi mùa đông đang tới

Cuộc khủng hoảng năng lượng dự kiến sẽ càng thêm trầm trọng khi mùa đông đang tới

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang kéo theo cơn “bão giá” hàng hóa toàn cầu, trong bối cảnh mùa đông đang đến gần dự kiến sẽ càng trầm trọng hơn. Giá hàng hóa tăng thổi bùng nỗi lo lạm phát và điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế thế giới. 

[Hữu ích cho nhà đầu tư] 

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 18/10/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cuộc khủng hoảng năng lượng dự kiến sẽ càng thêm trầm trọng khi mùa đông đang tới

Sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 dẫn tới nhu cầu than, khí đốt, dầu mỏ và kim loại tăng cao đang gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng bao trùm cả thế giới. Ngành năng lượng toàn cầu đang lâm vào tình trạng khó khăn.

Tại Trung Quốc một số tỉnh phải hạn chế sử dụng điện, ở châu Âu thì người dân phải trả giá cao ngất trời cho khí tự nhiên hóa lỏng, các nhà máy điện ở Ấn Độ sắp cạn kiệt than, giá dầu tại Mỹ dự báo có thể phá ngưỡng 100 USD/thùng…

Giá than đá đã tăng lên mức cao kỷ lục lịch sử do thời tiết lạnh giá ở khắp miền Bắc Trung Quốc. Nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc đang ngày thêm trầm trọng do tình trạng thiếu than, giá nhiên liệu cao và nhu cầu trong lĩnh vực công nghiệp bùng nổ sau đại dịch. Trong khi mùa đông đang đến gần ở một số nơi trên thế giới thì triển vọng nguồn cung điện vẫn ảm đạm bởi ngày càng thêm cạn kiệt, đã khiến hoạt động sản xuất tại nhiều nhà máy bị ngừng trệ, trong đó có nhiều nhà cung cấp của các thương hiệu lớn toàn cầu như Apple.

Giá dầu mỏ đang tăng một phần bởi dự báo giá khí tự nhiên sẽ tăng khi mùa đông đến gần, thúc đẩy xu hướng chuyển từ khí sang dầu để đáp ứng nhu cầu sưởi ấm. Kết quả là giá dầu Brent kỳ hạn tương lai đã tăng vượt 85 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 15/10.

Cho đến nay, có rất ít dấu hiệu cho thấy chi phí năng lượng sắp giảm xuống, với việc giá dầu sau mỗi phiên giảm là phiên tăng mạnh hơn.

Giá bán lẻ trung bình khí đốt ở Mỹ hiện đã vọt lên mức cao nhất 7 năm, và Bộ Năng lượng Mỹ dự kiến chi phí nhiên liệu trong mùa đông dự kiến sẽ tăng hơn nữa. Sản lượng khai thác dầu khí của Mỹ hiện vẫn chưa bằng mức đỉnh cao của năm 2019.

Các kho dự trữ khí đốt tự nhiên của các nước đã cạn kiệt trong khi lo ngại về một mùa đông lạnh giá ở Bắc bán cầu đang thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt giữa những người mua ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ trong cuộc chạy đua để có được nguồn khí để bổ sung vào kho dự trữ kịp cho mùa đông tới.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng giá năng lượng ngày càng tăng, Nhà Trắng trong những ngày gần đây đã hội đàm với các nhà sản xuất dầu và khí đốt của Mỹ, yêu cầu họ hành động để giúp giảm chi phí nhiên liệu – đang tăng quá cao.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng dự kiến ​​sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu tăng thêm nửa triệu thùng mỗi ngày (bpd) và có thể gây ra lạm phát, đồng thời làm chậm đà phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19.

Theo IEA: “Giá năng lượng tăng cũng đang gia tăng áp lực lạm phát, cùng với việc mất điện, có thể dẫn đến hoạt động công nghiệp giảm và kéo quá trình phục hồi kinh tế chậm lại”.

Các kim loại cũng trở thành một trong những “nạn nhân” bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng năng lượng, khi một nửa số các kim loại cơ bản, bao gồm đồng, nhôm và kẽm tăng giá mạnh trong khi một nửa còn lại cũng thoát ra khỏi phạm vi giá. Với tình trạng mùa đông đang đến gần dự kiến sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng năng lượng, ngân hàng ANZ dự báo giá điện cao và khả năng thiếu hụt điện kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cung nhiều hơn là cầu mặt hàng kim loại trong những tháng tới.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 do những đứt gãy trong các chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế đà phục hồi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19. Theo đó, dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 bị điều chỉnh giảm xuống còn 5,9% so với mức 6% đưa ra trong dự báo hồi tháng 7.

Theo IMF, mặc dù mức dự báo giảm chung chỉ là 0,1% nhưng đối với một số nước cụ thể, mức dự báo tăng trưởng giảm mạnh hơn. Trong đó, dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ bị điều chỉnh giảm từ 7% xuống còn 6%, của Đức giảm nửa điểm phần trăm xuống còn 3,1% trong khi con số này của Nhật Bản giảm 0,4 điểm xuống còn 2,4%. Dự báo về tăng trưởng của Anh cũng bị điều chỉnh giảm 0,2 điểm xuống còn 6,8%, và của Trung Quốc giảm 0,1 điểm xuống còn 8%.

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời