TIN TỨC

Quy định về Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Quy định về Sở Giao dịch Hàng hóa

Kể từ ngày 1/6/2018, khi Nghị định số 51/2018/NĐ-CP có hiệu lực, Chính phủ có quy định về Sở Giao dịch Hàng hóa chi tiết trong Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam, trong đó sửa đổi, bổ sung điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.  

[Có thể bạn nên đọc]

Quy định về Sở giao dịch hàng hóa được thành lập 

Theo Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2018.

Điều 8. Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1- Vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng trở lên;

2- Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong mua bán qua Sở GDHH, cụ thể:

+ Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn sẵn sàng khi hệ thống chính gặp sự cố;

+ Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin trong trường hợp có sự cố;

+ Phần mềm ứng dụng phải tuân thủ các yêu cầu về sở hữu trí tuệ;

+ Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu 05 năm;

+ Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng (nếu có).

3- Điều lệ hoạt động không trái với quy định của Nghị định này.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào?

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

1. Các hàng hóa được phép mua bán qua Sở 

Căn cứ Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

DANH MỤC HÀNG HÓA ĐƯỢC PHÉP MUA BÁN QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

TT Mô tả hàng hóa Mã H.S Ghi chú
01 Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in 0901.11  
02 Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa 4001.10 Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40011011 và 40011021
03 Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói 4001.21 Chỉ áp dụng đối với các mã HS: 40012110 (RSS1); 40012120 (RSS2); 40012130 (RSS3); 40012140 (RSS4); 40012150 (RSS5)    
04 Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật 4001.22 Các loại TSNR gồm SVR 10; SVR 20; SVR L; SVR CV; SVR GP; SVR 3L, SVR5
05 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng 7208  
06 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng 7209  
07 Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng 7210  
08 Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán 7214 – Loại trừ các thép cơ khí chế tạo;

– Chỉ áp dụng với loại có hàm lượng các bon dưới 0,6% tính theo trọng lượng

– Chất lượng, đơn vị đo lường và các tiêu chuẩn khác của hàng hóa do Sở Giao dịch hàng hóa công bố phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường hiện hành.

2. Các hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở 

Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa gồm 2 hợp đồng, cụ thể:

  • Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận bên mua và bên bán cam kết việc giao nhận hàng hóa được thực hiện trong tương lai.
  • Hợp đồng quyền chọn: là thỏa thuận, bên mua có quyền mua hoặc bán một mặt hàng được định giá trước và trả một khoản phí để mua quyền này. 

3. Các phương thức giao dịch qua Sở 

Phương thức giao dịch hàng hóa phái sinh được thực hiện thông qua việc khớp lệnh tập trung dựa trên cơ sở lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc sau:

  • Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Nếu lệnh mua và lệnh bán có cùng mức giá, lệnh giao dịch nhập trước được ưu tiên thực hiện trước.

Nghị định 51/2018 mở tương lai cho thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam

Nhờ ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP, việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam ngày càng mở rộng về quy mô và hình thức. Là thành viên kinh doanh của Sở MXV, FINVEST mang lại cơ hội đầu tư hiệu quả, an toàn cho các nhà đầu tư.

  • Với nền tảng vững chắc, giao dịch điện tử giúp nhà đầu tư thao tác đơn giản, nhanh chóng qua hệ thống phần mềm CQG. 
  • Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, giỏi quản lý quỹ và chiến lược đầu tư sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi.
  • Các thông tin biến động thị trường hàng hóa phái sinh được cập nhật liên tục, giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác loại hàng hóa nên đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cách thức tham gia thị trường phái sinh, xin vui lòng liên hệ FINVEST, hotline 024.3552.7979 được nhận tư vấn miễn phí!


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

☎️ (84) 024.3552 7979

?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn

? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình

? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa

? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

Bài viết liên quan

Trả lời