TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Biến thể virus Omicron kích thích các lệnh bán tháo trên thị trường chứng khoán và hàng hóa

Biến thể virus Omicron kích thích các lệnh bán tháo trên thị trường chứng khoán và hàng hóa

Việc phát hiện ra một biến thể mới của virus Covid-19 có tên Omicron đã gây náo loạn toàn cầu. Các quốc gia vội vàng đóng cửa biên giới với khách du lịch đến từ miền nam Châu Phi. Thị trường chứng khoán và hàng hóa đồng loạt lao dốc.

[Hữu ích cho nhà đầu tư] 

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 29/11/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Biến thể virus Omicron kích thích các lệnh bán tháo trên thị trường chứng khoán và hàng hóa

Chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong hơn một năm qua

Ngay sau thông báo về sự xuất hiện của một loại biến thể mới có dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm của virus Covid-19, thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, với chứng khoán ở cả hai bờ Đại Tây Dương sụt giảm mạnh nhất trong vòng hơn một năm. Lợi suất trái phiếu Mỹ đảo chiều giảm sau khi tăng vào đầu tuần qua do khả năng các ngân hàng trung ương tăng cường nỗ lực bình thường hóa chính sách để chống lại lạm phát gia tăng.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,5% trong ngày thứ Sáu (26/11) – ngày đen tối nhất kể từ cuối tháng 10/2020; chứng khoán Châu Âu cũng trải qua ngày tồi tệ nhất trong 17 tháng.

Trên thị trường tiền tệ, yên Nhật tăng giá mạnh mẽ so với USD, trong khi USD quay đầu giảm sau khi đạt mức cao nhất 16 tháng vào đầu tuần qua. 

Thị trường hàng hóa đồng loạt biến động thất thường, trong đó giá dầu mỏ giảm hơn 10%

Chỉ số giá hàng hóa thế giới trải qua phiên giảm thứ 6 liên tiếp, đáng chú ý, ngày thứ Sáu (26/11) biến động cực mạnh, trong đó giá năng lượng và kim loại (gồm cả kim loại quý và kim loại công nghiệp) lao dốc mạnh, chỉ được bù đắp một phần bằng giá một số nông sản tăng. Hầu hết các thị trường hàng hóa phiên này đều rung chuyển sau thông tin phát hiện ra biến mới của virus Covid.

Về nguyên nhân giá năng lượng và kim loại giảm trong phiên 26/11, ngoài do sức mạnh của đồng USD trong thời gian gần đây thì có một nguyên nhân quan trọng khác là những động thái đóng cửa nền kinh tế liên quan đến Covid-19 từ khắp các nước Châu Âu, và nguy cơ suy thoái kinh tế ở Trung Quốc – nước tiêu thụ nguyên liệu thô hàng đầu thế giới.

Mức độ biến động giá hàng hóa nguyên liệu trong tuần qua.

Mức độ biến động giá hàng hóa nguyên liệu trong tuần qua

Thị trường kim loại hoảng loạn

Các nhà đầu tư trở nên thận trọng, tháo chạy khỏi các tài sản có độ rủi ro cao. Điều đó giúp giá vàng hồi phục sau khi giảm mất 70 USD vào đầu tuần qua. Sự đảo ngược mạnh mẽ của giá vàng diễn ra vào thứ Sáu (26/11) sau thông tin về virus biến thể mới, giúp giá vàng bật lên trên 1.800 USD trong nửa đầu phiên giao dịch. Ngoài việc bán thanh lý kéo dài đã tạo ra không gian cho những người mới tham gia mua vàng vào, sự phục hồi của giá vàng còn được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn, khi các đồng tiền điện tử giảm hơn 10% chỉ trong một phiên.

Tuy nhiên, về cuối phiên 26/11, giá vàng hạ nhiệt do bị tác động bởi xu hướng giảm giá chung của thị trường hàng hóa. Lo ngại về virus biến thể mới đã gây áp lực giảm giá đối với cả các mặt hàng kim loại công nghiệp và kim loại quý trong phiên này: Giá bạc giảm 6,8% còn 23,1 USD/ounce; giá bạch kim giảm gần 7,9% còn 954,3 USD/ounce; giá đồng giảm gần 3% còn 4,28 USD/pound, giá nhôm cũng giảm 2,4% còn 2615 USD/tấn.

Các kim loại công nghiệp giảm do lo ngại một biến thể mới của virus corona có khả năng kháng vaccine sẽ làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ.

Với kim loại quý, chưa thể nắm chắc vai trò trú ẩn của nhóm trong thời điểm này. Phần lớn triển vọng giá sẽ phụ thuộc vào việc liệu các loại vaccine hiện tại có chứng minh được hiệu quả chống lại chủng virus mới hay không, nghĩa là kinh tế thế giới có thể tránh được nguy cơ một đợt suy giảm mới hay không.

Một loạt các lệnh bán ra được kích hoạt trên thị trường dầu thô

Giá dầu thô lao dốc sau một tuần diễn biến đầy kịch tính. Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/11, dầu Brent giảm 11,6% xuống 72,72 USD/thùng, tính cả tuần giảm hơn 8%; Dầu thô WTI giảm 13,1% xuống 68,15 USD/thùng, đánh mất hơn 10,4% trong tuần trước với khối lượng giao dịch lớn sau ngày nghỉ Lễ Tạ ơn.

Đầu tuần trước, thị trường đón nhận thông tin Mỹ phối hợp với một số nền kinh tế lớn khác giải phóng kho dầu dự trữ chiến lược – động thái làm dấy lên lo ngại về một cuộc ‘phản công’ từ nhóm OPEC+. Các nhà đầu tư đang tập trung theo dõi cuộc họp của nhóm này vào ngày 2/12, có liên quan đến kế hoạch sản xuất cho tháng 1/2022 và sau đó.

Liên minh OPEC+ cho rằng việc các nước giải phóng kho dầu dự trữ chiến lược là “không hợp lý” trong điều kiện hiện tại và do đó nhóm này có thể chọn giải pháp giảm mức tăng sản lượng trong tương lai – hiện đang cung cấp ở mức gần 12 triệu thùng mỗi tháng.

Với những biến động của giá dầu như vừa qua, điều duy nhất mà các nhà giao dịch dầu có thể yên tâm là trong quá khứ giá dầu thường gia tăng biến động và có mức thanh khoản thấp vào những tuần cuối năm.

Nhìn chung, các nhà phân tích duy trì quan điểm giá dầu sẽ tăng trong dài hạn, mặc dù hiện tại có thể bị ngừng tăng trong vài tháng, hoặc vài quý, bởi có thể phải đối mặt với khả năng các nhà đầu tư và các chuyên gia dầu mỏ giảm hứng thú đối với các dự án lớn, một phần vì không chắc chắn về triển vọng dài hạn của mặt hàng dầu mỏ, nhưng một phần nữa cũng bởi những hạn chế mà các ngân hàng áp dụng đối với các khoản cho vay để khai thác dầu, thay vào đó là tập trung cho các dự án chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Tham khảo: Saxo, Refinitiv

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời